Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Dự kiến kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV diễn ra trong 22,5 ngày

Kinhtedothi - Chiều 11/9 tại phiên họp thứ 27, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã xem xét, cho ý kiến về việc chuẩn bị kỳ họp thứ 6 của Quốc hội.
 Ủy ban Thường vụ Quốc hội họp Phiên thứ 27 ngày 11/9. Ảnh: Quochoi.vn
Báo cáo một số vấn đề về việc chuẩn bị kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV, Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, dự kiến chương trình kỳ họp rút 3 nội dung và bổ sung các báo cáo.
Các nội dung rút ra gồm: Dự án luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia do cơ quan trình không bảo đảm tiến độ chuẩn bị; Dự luật Hành chính công do chưa đảm bảo điều kiện trình QH; Báo cáo kiểm toán quỹ BHXH do được lồng ghép trong báo cáo kết quả kiểm toán tài chính, các hoạt động liên quan đến quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước của BHXH và đã báo cáo QH tại kỳ họp thứ 3.

Quốc hội sẽ xem xét thông qua 9 dự án luật, trong đó có luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi); luật Công an nhân dân (sửa đổi); luật Đặc xá (sửa đổi); luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Giáo dục đại học; luật Cảnh sát biển Việt Nam; luật Bảo vệ bí mật nhà nước… Đồng thời, Quốc hội cho ý kiến 5 dự án luật, trong đó có luật Giáo dục (sửa đổi), hoàn thiện để thông qua tại kỳ họp thứ 7.

Dự kiến, tổng thời gian làm việc của Quốc hội tại kỳ họp là 22,5 ngày. Trong đó, xây dựng luật: 12 ngày; giám sát tối cao và các vấn đề quan trọng khác: 9 ngày; khai mạc, bế mạc: 1,5 ngày. Quốc hội họp phiên trù bị và khai mạc vào ngày 22/10/2018 và dự kiến bế mạc vào 20/11/2018, trong đó, bố trí Quốc hội làm việc một ngày thứ Bảy của tuần đầu tiên.

Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc đánh giá, nhìn chung, các cơ quan hữu quan đã tiếp tục phát huy tính tích cực, khẩn trương, chủ động, nâng cao trách nhiệm, cố gắng đổi mới, nỗ lực đẩy nhanh tiến độ chuẩn bị, hoàn thiện các nội dung dự kiến trình Quốc hội, bảo đảm kịp phục vụ kỳ họp.

Về đề nghị giảm thời gian phát biểu của đại biểu Quốc hội từ 7 phút xuống 5 phút, nhiều ý kiến thành viên UBTVQH đề nghị tiếp tục giữ mức thời gian phát biểu như đang thực hiện là 7 phút. Về nội dung này, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân kết luận, đề nghị tiếp tục duy trì thời gian phát biểu của đại biểu Quốc hội là 7 phút; thời gian trình bày các báo cáo thẩm tra không quá 15 phút.

Cũng theo Chủ tịch Quốc hội, chiều 22/10, Chính phủ sẽ trình Quốc hội miễn nhiệm Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông. Ngày 23/10, Quốc hội tiếp tục làm công tác nhân sự, phê chuẩn bổ nhiệm Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông mới. Sáng 24/10, sau khi Quốc hội thông qua nghị quyết, Bộ trưởng mới ra mắt phát biểu và nhận nhiệm vụ trước Quốc hội.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Bà Cao Thị Hòa An được chỉ định giữ chức Chủ tịch HĐND tỉnh Đắk Lắk

Bà Cao Thị Hòa An được chỉ định giữ chức Chủ tịch HĐND tỉnh Đắk Lắk

02 Jul, 08:25 PM

Kinhtedothi - Chiều 2/7, HĐND tỉnh Đắk Lắk khóa X (nhiệm kỳ 2021 - 2026) đã tổ chức Kỳ họp thứ nhất và đã công bố nghị quyết của Quốc hội về việc chỉ định Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy Cao Thị Hòa An làm chủ tịch HĐND tỉnh. Các ông Trần Phú Hùng, Đỗ Thái Phong được chỉ định giữ chức Phó Chủ tịch HĐND tỉnh.

Phú Thọ: người dân đến trung tâm hành chính công giải quyết thủ tục tăng cao sau sáp nhập

Phú Thọ: người dân đến trung tâm hành chính công giải quyết thủ tục tăng cao sau sáp nhập

02 Jul, 02:28 PM

Kinhtedothi - Sau thời điểm sáp nhập các đơn vị hành chính, lượng người dân đến làm thủ tục tại các Trung tâm phục vụ Hành chính công trên địa bàn tỉnh Phú Thọ tăng đột biến. Tuy nhiên, công tác tiếp nhận, xử lý hồ sơ vẫn được triển khai hiệu quả, không xảy ra tình trạng quá tải hay lộn xộn.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ