Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Ứng dụng công nghệ cao

Đưa nông nghiệp Thủ đô “cất cánh”

Kinhtedothi - Hà Nội đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế trên 8% năm 2025 và hai con số trong giai đoạn 2026 - 2030. Để đạt được mục tiêu trên, lĩnh vực nông nghiệp cần bảo đảm mức tăng trưởng liên tục trên 3%. Điều này đòi hỏi ngành nông nghiệp cần đẩy mạnh phát triển các mô hình sản xuất có hiệu quả kinh tế cao dựa trên nền tảng khoa học - công nghệ.

Giá trị kinh tế vượt trội

Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Kinoko Thanh Cao (huyện Mỹ Đức) là một trong những DN tiên phong trong ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất. Trong gần 10 năm qua, khoảng 70 tỷ đồng đã được DN này huy động để phát triển quy trình sản xuất nấm. Giám đốc Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Kinoko Thanh Cao Dương Thị Thu Huệ cho biết, đơn vị đã xây dựng hệ thống sản xuất nấm hoàn chỉnh từ phòng cấy giống, vườn ươm đến khu sơ chế, đóng gói thành phẩm.

Trồng rau theo công nghệ cao tại xã Phú Cường, huyện Sóc Sơn, Hà Nội. Ảnh: Phạm Hùng

Hiện, 95% sản phẩm của công ty là nấm kim châm, còn lại là nấm hương, nấm linh chi, nấm bào ngư… Năng suất bình quân đạt 3 tấn/ngày, mang lại doanh thu hàng tỷ đồng/năm cho DN và tạo việc làm cho hàng chục nhân công.

Là DN ứng dụng công nghệ cao trong chăn nuôi nhiều năm qua, Công ty CP Giống gia cầm Ngọc Mừng (huyện Đông Anh) hiện đang cung cấp cho thị trường một lượng lớn con giống gia cầm với chất lượng từng bước được khẳng định. Giám đốc Công ty CP Giống gia cầm Ngọc Mừng Hoàng Mạnh Ngọc cho biết, trên diện tích 5ha, đơn vị đang chăn nuôi 20 vạn con gà, sử dụng 100 máy ấp trứng. Quy trình sản xuất con giống được kiểm soát bằng công nghệ 4.0.

Việc tự động hóa trong quy trình chăn nuôi giúp đàn gà phát triển tốt, giảm nguy cơ dịch bệnh. Trung bình mỗi tháng, Công ty CP Giống gia cầm Ngọc Mừng cung cấp cho thị trường khoảng 600.000 con gà giống.

Trích dẫn
Trích dẫn 1

Chia sẻ góc nhìn về nông nghiệp Hà Nội, Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan, nguyên Bộ trưởng Bộ NN&PTNT cho rằng: Hà Nội cần phát triển thành nền nông nghiệp tri thức, nông nghiệp dựa trên trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (Big Data)... Đây là điều hoàn toàn có thể, bởi Hà Nội là địa bàn đứng chân của nhiều cơ sở nghiên cứu, giáo dục lớn. Đánh giá Hà Nội hiện nay có nhiều lợi thế, nhưng vẫn đang bị tách rời, ông Lê Minh Hoan mong muốn, TP “cần có tư duy mở để tạo không gian phát triển lớn hơn”; trong đó, ưu tiên hàng đầu là cần phải có quy hoạch rõ ràng cho nông nghiệp, để thu hút DN có tiềm lực về vốn, nhân lực, khoa học công nghệ.

Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội, trên địa bàn TP hiện có 285 mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, trong đó có 185 mô hình thuộc lĩnh vực trồng trọt, 45 mô hình thuộc lĩnh vực chăn nuôi, 54 mô hình thuộc lĩnh vực thủy sản, 1 mô hình kết hợp trồng trọt và chăn nuôi.

Qua đánh giá, các mô hình nông nghiệp ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn phương thức sản xuất truyền thống từ 15 - 20%. Giá trị sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao ngày một tăng, hiện chiếm khoảng 40% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp trên địa bàn Hà Nội.

Khai thác hiệu quả nguồn lực

Có thể thấy, các mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn Hà Nội đang phát triển phổ biến trên nhiều lĩnh vực, từ trồng trọt đến chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản. Bên cạnh hiệu quả kinh tế vượt trội mang lại, các mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao còn từng bước thay đổi phương thức sản xuất theo hướng giá trị cao và bền vững.

Mặc dù vậy, hạn chế, khó khăn trong việc nhân rộng những mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao chưa phải đã hết. Theo Giám đốc Hợp tác xã Đan Hoài (huyện Đan Phượng) Bùi Hường Bích, vấn đề nổi cộm là cơ sở hạ tầng, nguồn vốn, khả năng tiếp cận công nghệ và cơ chế, chính sách khuyến khích sự tham gia của các nhà khoa học, DN.

Để thúc đẩy lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, đại diện một số DN, hợp tác xã cho rằng, cần giải quyết tốt bài toán vốn và kỹ thuật sản xuất thông qua thúc đẩy các chính sách khuyến khích nhà khoa học, DN đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp. Hỗ trợ nghiên cứu, chuyển giao công nghệ sản xuất, nhất là đối với các hợp tác xã, DN vừa và nhỏ…

Nhấn mạnh Hà Nội có lợi thế về nhân lực và thị trường, GS.TS Trần Đức Viên - Chủ tịch Hội đồng khoa học và đào tạo Học viện Nông nghiệp Việt Nam cho rằng, TP cần nghiên cứu xây dựng thêm những cơ chế, chính sách đặc thù, đủ mạnh thì khi đó mới mong nông nghiệp phát triển khác biệt… “Ngành nông nghiệp Hà Nội cần ưu tiên tập trung phát triển những cây trồng - vật nuôi đặc sản. Đầu tư mạnh hơn nữa cho khoa học - công nghệ và các công đoạn mang lại giá trị kinh tế cao nhất…” - GS.TS Trần Đức Viên khuyến nghị.

Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội Nguyễn Xuân Đại cho biết, TP phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế trên 8% năm 2025 và hai con số trong giai đoạn 2026 - 2030. Điều này đòi hỏi sự tham gia tích cực của ngành nông nghiệp. Để đạt được mục tiêu tăng trưởng nông nghiệp 3,1% năm 2025 và trên 3% trong giai đoạn 2026 - 2030, việc tiếp tục duy trì và phát triển các mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là giải pháp trọng tâm. Song hành cùng thúc đẩy hoạt động chế biến sâu, hỗ trợ DN đẩy mạnh xuất khẩu nông sản.

Thời gian tới, ngành nông nghiệp Hà Nội sẽ tiếp tục phối hợp với các địa phương triển khai có hiệu quả, để đưa cơ chế, chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết số 08/2023/NQ-HĐND của HĐND TP đến với người dân. Mở các lớp tập huấn, phổ biến, chuyển giao kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản nhằm phát triển, nhân rộng các mô hình sản xuất ứng dụng công nghệ cao…

Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội Nguyễn Xuân Đại cũng nhấn mạnh, nhiệm vụ rà soát quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp tập trung ứng dụng công nghệ cao; công bố công khai quy hoạch vùng sản xuất chuyên canh để kêu gọi cá nhân, DN đầu tư. Đặc biệt, ngành nông nghiệp Hà Nội sẽ thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học - công nghệ, nhất là công nghệ cao, công nghệ sinh học, công nghệ thân thiện với môi trường, để khoa học - công nghệ thực sự trở thành động lực thúc đẩy phát triển nông nghiệp.

Trích dẫn
Trích dẫn 2

Hà Nội đang trong quá trình đô thị hóa rất nhanh, do đó, nông nghiệp Hà Nội cũng cần phát triển khác biệt so với các địa phương khác trên cơ sở vận dụng 3 lợi thế về trí tuệ (nguồn nhân lực), khoa học - công nghệ và nguồn lực đầu tư. Bên cạnh đó, phát triển các mô hình nông nghiệp cũng cần đổi mới hơn theo hướng liên kết…

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền

Mở lối cho nông nghiệp đô thị phát triển

Mở lối cho nông nghiệp đô thị phát triển

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Cầu Giấy: xây dựng mới 11 trường học trong giai đoạn 2021 – 2025

Cầu Giấy: xây dựng mới 11 trường học trong giai đoạn 2021 – 2025

07 Apr, 11:06 AM

Kinhtedothi - Thực hiện Chương trình 04-Ctr/QU của Quận uỷ Cầu Giấy khoá VI, nhiệm kỳ 2021 – 2025, về “Phát triển văn hoá – xã hội; xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”, 11 trường học đã được quận Cầu Giấy triển khai xây dựng, nâng tổng số trường học trên địa bàn lên con số 103.

Chìa khóa thành công trong giải phóng mặt bằng dự án đường Vành đai 4 tại huyện Thường Tín

Chìa khóa thành công trong giải phóng mặt bằng dự án đường Vành đai 4 tại huyện Thường Tín

06 Apr, 08:56 AM

Kinhtedothi - Giải quyết khối lượng công việc lớn và phức tạp, nhưng huyện Thường Tín đã hoàn thành công tác thu hồi đất, GPMB dự án xây dựng đường vành đai 4 từ rất sớm. Chìa khóa của thành tích này nằm ở sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị, từ đó mang đến đồng thuận của người dân.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ