Đưa thương hiệu "Lụa Vạn Phúc" vươn xa

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Nền kinh tế thị trường đưa nước ta ngày càng hội nhập sâu rộng với kinh tế thế giới. Thuận lợi có, nhưng thách thức cũng không nhỏ đến với các thành phần kinh tế, trong đó có các làng nghề truyền thống.

Nâng cao chất lượng sản phẩm

Tên tuổi của làng lụa Vạn Phúc (phường Vạn Phúc, Hà Đông, TP Hà Nội) đã vang xa đến với mọi miền của Tổ quốc và được nhiều du khách nước ngoài biết đến bởi những tấm lụa tơ tằm mềm mại, đa dạng màu sắc, kiểu dáng. Mỗi sản phẩm lụa và từ lụa của làng nghề Vạn Phúc còn có những hoa văn, họa tiết  mang đậm nét văn hóa chốn kinh kỳ.

Ông Phạm Khắc Hà- Chủ tịch Hiệp hội làng nghề Vạn Phúc, chia sẻ: Vạn Phúc là làng cổ, có thời gian hình thành và phát triển cùng với nghìn năm Thăng Long Hà Nội. Người làng Vạn Phúc, không biết từ bao giờ đã làm ra sản phẩm lụa Vạn Phúc nức tiếng như ngày nay. 

Làng có 200 hộ gắn bó làm nghề lụa. Trước kia các hộ sản xuất thủ công, 
đến nay, hầu hết các hộ đã đầu tư cải tiến quy trình sản xuất, đáp ứng nhu cầu thị trường cả về chất lượng, mẫu mã và số lượng sản phẩm. Một số hộ đã đầu tư hàng tỷ đồng mua sắm trang thiết bị, máy móc cho sản xuất. Làng đang có 245 máy dệt, sản xuất được tất cả các sản phẩm lụa từ sợi tơ tằm cho đến sợi bóng. Bản thân ông Hà và gia đình cũng gắn bó tâm huyết với nghề từ rất lâu, là một trong những hộ đi đầu của làng về cải tiến mẫu mã, chất lượng sản phẩm, với 6 máy dệt. 
Ông Phạm Khắc Hà, Chủ tịch HHLG Vạn Phúc giới thiệu về máy dệt có in thương hiệu làng nghề
Ông Phạm Khắc Hà, Chủ tịch HHLN Vạn Phúc giới thiệu về máy dệt có in thương hiệu làng nghề.
Gia đình chị Nguyễn Thị Bích, có hơn 20 năm gắn bó với nghề dệt. Trước kia gia đình chị có 6 máy dệt lụa. Nay do nhu cầu thị trường nên gia đình chị đã mua sắm thêm 8 máy dệt, nâng tổng số máy sản xuất của gia đình lên 14 chiếc.  Thu nhập lao động tại xưởng dệt của gia đình chị đạt bình quân 4 triệu đồng/người/tháng.

Đến nay, Hiệp hội làng nghề Vạn Phúc đã thu hút được trên 400 hội viên tham gia làm nghề. Mỗi gia đình làm một công đoạn, có gia đình chỉ suốt sợi, có gia đình chỉ dệt và có gia đình chỉ làm công đoạn nhuộm, khi thành vải nhiều hộ lại thực hiện công đoạn cắt, may tạo ra sản phẩm cuối cùng tới tay người dùng … Để có mỗi sản phẩm lụa Vạn Phúc đến với khách hàng, các hộ trong làng luôn động viên nhau, cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm để tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt nhất. Đặc biệt, để tránh sự nhầm lẫn của khách hàng khi đến mua lụa, thời gian gần đây nhiều hộ dệt lụa đã chú trọng xây dựng thương hiệu lụa Vạn Phúc – Hà Đông bằng cách dệt chữ nổi ngay trên mép của tấm vải, dễ nhận biết cho khách mua hàng.
Xưởng dệt của gia đình chị Nguyễn Thị Bích mới được đầu tư
Xưởng dệt của gia đình chị Nguyễn Thị Bích mới được đầu tư.
Chắp cánh cho thương hiệu đi xa hơn

Cùng với nâng cao chất lượng sản phẩm, thời gian qua Hiệp hội làng nghề Vạn Phúc đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá sản phẩm lụa Vạn Phúc đến với các vùng miền, du khách thập phương đến với Hà Nội, thông qua tham gia hội chợ triển lãm do thành phố và Hiệp hội làng nghề Việt Nam tổ chức trên địa bàn và một số tỉnh, thành khác. Hiệp hội phối hợp với sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội công nhận một số cửa hàng giới thiệu, cung cấp sản phẩm lụa Vạn Phúc trên địa bàn. Một số hộ gia đình đã mở cửa hàng giới thiệu sản phẩm lụa Vạn Phúc - Hà Đông ở nhi
ều tỉnh, thành phố trên toàn quốc. Gia đình chị Đỗ Thị Bích đã thành lập doanh nghiệp tư nhân mang tên Vạn Xuân, không chỉ mở cửa hàng giới thiệu sản phẩm tại làng nghề mà còn mở cửa hàng tại thành phố Đà Nẵng và cung cấp sản phẩm từ Đà Nẵng trở ra.
Chị Đõ Thị Bích đang suốt tơ và cửa hàng giới thiệu sản phẩm tại trung tâm của làng Vạn Phúc
Chị ĐThị Bích đang suốt tơ và cửa hàng giới thiệu SP tại trung tâm của làng Vạn Phúc
Hàng năm, Hiệp hội làng nghề Vạn Phúc,  còn mở các lớp bồi dưỡng cho các hộ làm nghề nâng cao tay nghề sản xuất, cách giao tiếp với khách khi đến với làng nghề, cách giới thiệu, quảng bá sản phẩm lụa Vạn Phúc đến với khách hàng nội địa và du khách nước ngoài, hàng nào là hàng Vạn Phúc sản xuất, hàng nào là liên danh, liên kết, sao cho tạo thiện cảm, tạo niềm tin để du khách trở lại làng nghề những lần sau. Xây dựng lõi trung tâm mua sắm, giới thiệu hàng hóa tại làng, tránh hàng nhái, hàng giả. Ngay tại các cửa hàng giới thiệu sản phẩm lụa Vạn Phúc của làng, chúng tôi đã được người bán hàng giới thiệu rõ từng chất liệu dệt của từng sản phẩm. Giá bán được niêm yết công khai.

Như vậy, người Vạn Phúc không chỉ có chú trọng đến sản xuất mà nay họ đã biết tiếp thị, tìm kiếm thị trường, đưa sản phẩm lụa Vạn Phúc ngày càng đi đến nhiều vùng miền hơn. Mỗi năm, làng Vạn Phúc đã đón trên 10.000 lượt du khách nước ngoài đi theo đoàn có danh sách thống kê đến tham quan mua sắm, chưa kể những khách quốc tế đi lẻ và khách nội địa. Nghề lụa đang tạo việc làm ổn định cho hàng trăm lao động, với thu nhập bình quân đạt từ  2,5 – 3 triệu đồng/người/tháng.

Theo ông Phạm Khắc Hà, chủ tịch Hiệp hội làng nghề  Vạn Phúc: Thời gian qua, Hiệp hội Làng nghề Vạn Phúc đã cùng với cấp ủy, chính quyền địa phương đẩy mạnh xây dựng thương hiệu lụa Vạn Phúc. Trong khi nhiều hộ gia đình đang nỗ lực đầu tư, đưa ra những sản phẩm chất lượng, từng bước xây dựng thương hiệu  lụa Vạn Phúc. Tuy  nhiên, giữa lúc giao thoa, đan xen giữa sản phẩm mới đã có thương hiệu, vẫn còn tồn đọng những sản phẩm cũ của Vạn Phúc chưa có chữ trên sản phẩm khẳng định thương hiệu.

 
Đưa thương hiệu "Lụa Vạn Phúc" vươn xa - Ảnh 1
Khách đến tham quan, mua sắm tại trung tâm giới thiệu sản phẩm của Vạn Phúc.
Một yếu tố nữa đang là rào cản trong việc xây dựng thương hiệu đó là vốn cho phát triển nghề. Hầu hết các hộ sản xuất được hỏi ở Vạn Phúc đều cho biết, họ đang thiếu vốn cho sản xuất, nhất là vào những tháng cao điểm. 
Gia đình chị Nguyễn Thị Bích mới mua thêm 8 máy dệt, với tổng mức đầu tư lên đến vài tỷ đồng, nhưng chị chỉ vay được 800 triệu đồng. Thiếu vốn, khi mua nguyên liệu gia đình chị cũng như nhiều hộ ở đây phải ăn đong. Có vốn đến đâu, mua nguyên liệu đến đấy. 

Hiện nay, hầu hết nguyên liệu của Vạn Phúc đều mua ở Bảo Lộc – Lâm Đồng. Khi vào những tháng cao điểm, bao giờ giá nguyên liệu cũng tăng, nhưng sản phẩm sản xuất ra các hộ không giám tăng giá, vì phải cạnh tranh nhau. Những tháng không phải là cao điểm, hàng tồn kho nhiều, các hộ cũng lại thiếu vốn quay vòng cho sản xuất, “lực bất tòng tâm”.

Thiếu vốn, nhiều hộ gia đình hiện nay ở Vạn Phúc còn chưa đầu tư được máy dệt mới thay thế máy dệt cũ, như vậy sản phẩm lụa Vạn Phúc còn độ trễ khá lớn để chuyển đổi từ mẫu mã cũ sang hết mẫu mã mới, mà chỉ nhìn vào đó bằng mắt thường nhiều người có thể nhận biết được thương hiệu lụa Vạn Phúc.

Do là sản phẩm của nghề truyền thống, nên lụa và những sản phẩm từ lụa Vạn Phúc mới chỉ bán, xuất khẩu ra nước ngoài theo con đường tiểu ngạch do tư thương thực hiện, hoặc du khách mua sắm, không thể xây dựng được mã vạch để xuất khẩu với s
lượng lớn. Đây chính là những yếu tố làm cho sản phẩm lụa Vạn Phúc chưa phát triển nhanh, khó khăn khi tái đầu tư.

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần