Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Đức hỗ trợ ASEAN dự báo triển vọng về năng lượng bền vững

Cẩm Anh
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Năng lượng an toàn và bền vững là ưu tiên của CHLB Đức cả trong hợp tác song phương cũng như đa phương với ASEAN và các quốc gia thành viên, theo Đại sứ CHLB Đức tại Việt Nam.

Giám đốc Điều hành Trung tâm Năng lượng ASEAN (ACE), Tiến sĩ Nuki Agya Utama và Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đã cùng công bố báo cáo “Triển vọng Năng lượng ASEAN lần thứ 6” (AEO6). Đây là nguồn thông tin, phân tích và dự báo năng lượng chính thức của khu vực.
 Tiến sĩ Guido Hildner, Đại sứ CHLB Đức tại Việt Nam 
Với góc nhìn quốc gia, khu vực và toàn cầu, ấn phẩm này mang tới những đánh giá sâu sắc và toàn diện về hiện trạng năng lượng cũng như xu hướng cung-cầu. Báo cáo cũng nhấn mạnh các tác động đến phát triển kinh tế xã hội và môi trường cũng như các nỗ lực nhằm tăng cường kết nối mạng lưới và thị trường năng lượng trong khu vực nhằm đảm bảo an ninh năng lượng, khả năng tiếp cận, khả năng chi trả và tính bền vững cho tất cả mọi người.
"Báo cáo Triển vọng năng lượng ASEAN lần thứ 6 sẽ cung cấp cho chúng ta cái nhìn tổng thể về bối cảnh năng lượng hiện tại với một số các kịch bản có thể xảy ra để các nhà hoạch định chính sách và các bên liên quan cân nhắc. (AEO6) cũng vạch ra các viễn cảnh năng lượng vào năm 2040 và các lộ trình để khu vực ASEAN trở nên linh hoạt hơn, đảm bảo khả năng chi trả và tính bền vững của năng lượng. Bản báo cáo trình bày các kịch bản so sánh với đường cơ sở, quy hoạch năng lượng hiện tại, việc triển khai năng lượng tái tạo và hiệu quả năng lượng cũng như việc thực hiện Mục tiêu phát triển bền vững số 7 (SDG7)", Tiến sĩ Nuki Agya Utama, Giám đốc Điều hành của Trung tâm Năng lượng ASEAN cho biết.
Trong khi đó, Tiến sĩ Guido Hildner, Đại sứ CHLB Đức tại Việt Nam nhận định: “Tiếp cận năng lượng, an ninh năng lượng, khả năng chi trả và nhu cầu về năng lượng sạch là những điểm mấu chốt cho sự phát triển kinh tế bền vững của khu vực ASEAN. Năng lượng an toàn và bền vững là ưu tiên của CHLB Đức cả trong hợp tác song phương cũng như đa phương với ASEAN và các quốc gia thành viên."
ASEAN và CHLB Đức đã đồng hành cùng nhau hơn một thập kỷ để thúc đẩy năng lượng bền vững trong khu vực ASEAN. Kể từ năm 2015, với sự hợp tác của tất cả các đại diện của các Quốc gia Thành viên ASEAN (AMS), Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức GIZ thay mặt cho Chính phủ Đức đã và đang hỗ trợ xây dựng báo cáo Triển vọng Năng lượng ASEAN. Đối mặt với thách thức về đại dịch Covid-19 trong năm nay, ASEAN và Đức khẳng định tầm quan trọng then chốt của hợp tác. Điều này không chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu năng lượng của nền kinh tế và dân số đang phát triển của ASEAN từ nay đến năm 2040 mà còn nhằm đảm thực hiện Mục tiêu phát triển bền vững số 7.
"Yếu tố then chốt trong hợp tác khu vực của chúng tôi về lĩnh vực năng lượng là Chương trình Năng lượng ASEAN-Đức, nơi chúng tôi hỗ trợ Trung tâm Năng lượng ASEAN (ACE), tổ chức hàng đầu ASEAN về năng lượng, hoạt động như một trung tâm tri thức, cơ quan tư vấn và chất xúc tác cho các nước thành viên ASEAN. Là đối tác lâu năm của ACE hỗ trợ biên soạn ba phiên bản gần đây nhất của AEO kể từ năm 2015, GIZ vui mừng ra mắt AEO6 trong tuần này. Chúng tôi muốn cảm ơn ACE và mong được tiếp tục mối quan hệ đối tác lâu dài và hiệu quả trong nhiều năm nữa”, ông Sergey Makarov, Cố vấn chính và Điều phối viên Chương trình Năng lượng ASEAN-Đức do GIZ thực hiện cho biết.
Việc hoàn thiện và công bố AEO6 đã được thực hiện với sự hỗ trợ của Dự án Năng lượng và Biến đổi Khí hậu ASEAN.  (ACCEPT) cùng Viện Môi trường Stockholm (SEI). Buổi ra mắt được tổ chức tại lễ khai mạc chung của Hôi nghị Bộ trưởng Năng lượng ASEAN (AMEM) lần thứ 38 và Diễn đàn Kinh doanh Năng lượng ASEAN (AEBF) 2020 do ACE tổ chức tại Việt Nam. Sự kiện này có sự tham gia của các quan chức cấp cao về năng lượng từ các nước ASEAN, Ban Thư ký ASEAN và các tổ chức quốc tế. CHLB Đức rất vui mừng và cam kết tham gia vào diễn đàn này và góp phần phát triển năng lượng bền vững trong khu vực.