Đừng để công nghệ đánh cắp bữa tối

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - “Bữa cơm chung, đầm ấm, thân mật trong nhiều gia đình Việt đang dần biến mất....

Kinhtedothi - “Bữa cơm chung, đầm ấm, thân mật trong nhiều gia đình Việt đang dần biến mất. Trong những ngôi nhà rộng rãi, xây dựng theo kiểu hiện đại ấy không ít gia đình kẻ ăn trước, người ăn sau, tất cả âu cũng bởi sử dụng hàng công nghệ”.

Xã hội phát triển mang đến cuộc sống ngày càng hiện đại, đầy đủ và cũng kéo theo sự chuyển dịch lớn lao đến từng nhà. Nhịp sống gấp gáp ấy khiến nhiều gia đình chỉ họp mặt đầy đủ vào bữa cơm cuối ngày. Thế nhưng, những phút giây gặp mặt đoàn tụ hiếm hoi ấy lại đang dần bị biến mất, nhiều bữa ăn gia đình ăn mà như không ăn, điện thoại, laptop, ipad… luôn kè kè bên cạnh đã trở thành hình ảnh quen thuộc, không thể thiếu ở nhiều gia đình.
 Trước đây, bữa cơm gia đình trở thành nơi quây quần của mọi thành viên, kể chuyện và trao đổi thêm gắn bó thì giờ đây, bữa ăn gia đình ngày càng nhanh gọn và nhiều khi diễn ra… trong im lặng.
Bắt đầu lặp lại bữa ăn vui vẻ mà không có chỗ cho “công nghệ” chen chân vào thật chẳng dễ dàng gì.
Chị Nguyệt Anh, tác giả tác phẩm “Bữa tối thời công nghệ” đạt giải cao trong cuộc thi “Các vấn đề gia đình thời nay” đã dành thời gian chia sẻ với VietNamNet về quan điểm, suy nghĩ, kinh nghiêm sống của mình khi giúp gia đình có một bữa tối đầm ấm, thoát khỏi việc sử dụng công nghệ hiện đại..

Đừng để công nghệ đánh cắp bữa tối

Trước đây, bữa cơm gia đình trở thành nơi quây quần của mọi thành viên, kể chuyện và trao đổi thêm gắn bó thì giờ đây, bữa ăn gia đình ngày càng nhanh gọn và nhiều khi diễn ra… trong im lặng. Bởi một nhẽ, mỗi thành viên, dù ăn cơm cùng mâm nhưng lại “bận” việc khác. Bố thì dán mắt vào tivi, con thì ôm điện thoại, iPad… thế là những nhu cầu trao đổi thường ngày mất hút. Thậm chí, lũ trẻ cũng đã thành thói quen mê chơi đồ chơi công nghệ trong bữa ăn hơn là nói chuyện với bố mẹ.

Trước đây tôi nghĩ công nghệ sẽ làm cho việc nuôi con dễ dàng hơn, thuận tiện hơn, song tôi chưa lường trước được rằng, lạm dụng các thiết bị điện tử sẽ khiến con mình phải đối mặt với nhiều nguy cơ tiềm ẩn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển thể chất, nhân cách và trí tuệ. Các trò chơi trên máy tính, điện thoại…chiếm quá nhiều quỹ thời gian của con trẻ sẽ khiến tình cảm cha mẹ và con cái bị giảm sút, mối quan hệ gia đình sẽ ngày càng lỏng lẻo. Lâu dần chúng sẽ không còn quan tâm tới những người xung quanh hay những sự việc trong thế giới thực nữa mà luôn chìm đắm trong thế giới “ảo” với những đồ công nghệ.

Bạn cứ nhìn ra ngoài giới trẻ ngày nay, khi bước chân vào quán cafe hay những nhà hàng, tiệc cưới, việc đầu tiên của không ít bạn là chụp hình để update lên facebook. Có những bạn vào quán cà phê không phải với mục đích uống mà chỉ để chụp hình, đứng lên và đi. Nghe thì lãng xẹt nhưng đó là sự thật và mình đã tận mắt chứng kiến.

Trở về câu chuyện bữa tối thời công nghệ, có lẽ tình trạng ăn mà như không ăn, điện thoại, laptop, ipad… luôn kè kè bên mình đã trở thành hình ảnh quen thuộc. Nhìn vào bữa ăn rời rạc, nhạt nhẽo, tôi thấy giật mình Một bữa ăn mà mỗi người một góc, mỗi người làm một việc, theo đuổi một ý nghĩ riêng chắc chắn đó là nguy cơ của sự tan vỡ, rạn nứt âm thầm. Điều ấy diễn ra không chỉ trong gia đình của tôi mà rất, rất nhiều gia đình khác cũng tương tự.

Hãy giao tiếp với nhau

Những ngày đầu “chia tay” với ti vi, iphone, với ipad trong bữa ăn, mọi người trong gia đình tôi đều thấy rất khó khăn như thiêu thiếu một điều gì đó. Bắt đầu lặp lại bữa ăn vui vẻ mà không có chỗ cho “công nghệ” chen chân vào thật chẳng dễ dàng gì. Nhưng rồi xuất phát từ việc cần phải lấy lại cân bằng cho mái ấm, phải “đốt lửa” cho góc bếp thêm sáng, phải tỉnh táo đúng lúc, tôi nghĩ phải kéo mọi người về thôi.

Nhiều khi trộm nhìn chồng ngước mắt lên nhưng ti vi không mở, tôi biết anh cũng đang hụt hẫng. Nhìn con không được lướt facebook, nhắn tin cho bạn bè trong bữa ăn nữa nên cảm thấy không được tự nhiên. Tôi đã kéo mọi người vào câu chuyện ở lớp ở trường của con, hay công việc trên cơ quan của tôi. Dần dần mọi người bắt nhịp được với bữa ăn đơn giản, ấm cúng mà không có công nghệ xâm nhập vào.

Làm mẹ, khi nhìn thấy các con bị công nghệ “mời gọi”, tôi rất lo. Bởi nhẽ vấn đề không chỉ dừng lại ở bữa cơm bị bỏ quên mà khoảng cách giữa mọi người càng nhân rộng ra, nhất là dần dần tâm hồn các con dễ bị xơ cứng, chai sạn, vô tâm… Tôi vẫn cho phép con cái được sử dụng công nghệ nhưng luôn tự do trong khuôn khổ. Sử dụng công nghệ vào học tập là rất cần thiết nhưng phải biết điểm dừng, chủ động, không nên để công nghệ điều khiển mình. Việc sử dụng máy tính để trao đổi bài vở, học trên mạng là rất tốt, rất hữu ích. Nhưng nhất định các con phải nói không với những trò chơi vô bổ, những web đen, web xấu…

Bí quyết tôi đúc rút lại chính là cả gia đình cần thiết phải giao tiếp với nhau ngay trong bữa cơm tối. Có thể là chuyện cơ quan, chuyện học tập của con cái, dù là chuyện gì thì mỗi người phải biết quan tâm đến nhau. Đôi khi một việc nhỏ như chồng gắp thức ăn cho vợ, con cái lau bát đũa cho bố mẹ, hay nhỏ nhất chính là lời chào trước bữa ăn là rất quan trọng và vô cùng cần thiết. Mỗi người hãy sống thật lòng, hãy xích lại gần nhau từ chính bữa ăn.

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần