Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Đừng đổ lỗi cho tiền lẻ

Kinhtedothi - Tiền lẻ hay tiền chẵn đều là đồng tiền do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) phát hành, và bản thân nó không có gì phải "hạn chế" hay "giảm lưu thông".
Sở dĩ người ta quan tâm là bởi cứ vào dịp cuối năm, Tết đến, câu chuyện tiền lẻ lại nóng khi nhu cầu tiền lẻ tăng mạnh và một số người lợi dụng nó để kinh doanh, thu lời. Đi cùng đó là thói quen "rải" tiền lẻ tràn ngập, đặc biệt là các chốn linh thiêng như đình, đền, chùa… gây phản cảm. Đây là những hành vi vi phạm pháp luật về tiền tệ.

Chính vì thế, với việc công bố ngừng in mới tiền mệnh giá 5.000 đồng cùng các loại tiền lẻ mệnh giá thấp hơn của NHNN ngoài việc tiết kiệm một khoản ngân sách lên tới hàng ngàn tỷ đồng còn nhằm hạn chế nạn “rải” tiền tại các điểm văn hóa, tâm linh. Đi cùng với đó là những quy định xử phạt nặng với hành vi đầu cơ đổi tiền lẻ mới để ăn chênh lệch.

Tuy nhiên, điều đáng nói, đây không phải là lần đầu tiên, các cơ quan chức năng vào cuộc xử lý những trường hợp vi phạm, nhưng tình trạng này vẫn không có nhiều chuyển biến tích cực. Nếu xét sâu xa hơn, có thể việc không in thêm tiền lẻ cũng là nguyên nhân không nhỏ dẫn đến tình trạng khan tiền lẻ trong chi tiêu hàng ngày của người dân, thậm chí tiền lẻ còn “quý” hơn… tiền chẵn. Làm một phép tính nhẩm, giả sử mỗi gia đình cần 50.000 đồng chi tiêu hàng ngày, trong đó cần 20.000 đồng tiền lẻ, thì một triệu gia đình sẽ cần đến 20 tỷ đồng để trao đổi mỗi ngày. Đó là một nhu cầu khá lớn cần phải tính đến. Và thực chất giải quyết vấn đề này không phải chỉ mỗi giải pháp không in thêm tiền lẻ, tăng cường lực lượng kiểm tra ngăn chặn việc kinh doanh loại tiền này mà còn đòi hỏi hệ thống ngân hàng tiếp tục hoàn thiện, đa dạng hóa hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt. Cùng với đó, cũng cần tính đến việc thay đổi hành vi, thói quen sử dụng tiền lẻ của một bộ phận người dân. Chỉ khi những biện pháp này được xem xét thấu đáo, tiền lẻ mới không còn bị mang tiếng xấu. Còn nếu chỉ có những giải pháp bị động như hiện nay, e rằng hiệu quả mang lại không cao, không phải là giải pháp lâu dài.

 
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Cơ cấu tín dụng hiện nay phù hợp với cơ cấu của nền kinh tế

Cơ cấu tín dụng hiện nay phù hợp với cơ cấu của nền kinh tế

03 Jul, 07:47 PM

Kinhtedothi - Chiều 3/7, tại phiên họp báo Chính phủ thường kỳ, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Phạm Thanh Hà đã làm rõ thêm các nội dung liên quan đến việc tính đến cuối tháng 5 năm 2025 tín dụng toàn nền kinh tế tăng khoảng 6,52%, dư nợ toàn nền kinh tế tăng kỷ lục thêm hơn 1 triệu tỷ đồng, lên hơn 16,6 triệu tỷ đồng.

Hà Nội thu hút gần 3,7 tỷ USD FDI trong 6 tháng, gấp 2,2 lần cùng kỳ

Hà Nội thu hút gần 3,7 tỷ USD FDI trong 6 tháng, gấp 2,2 lần cùng kỳ

03 Jul, 06:36 AM

Kinhtedothi- 6 tháng đầu năm 2025, TP Hà Nội thu hút 3,677 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài (FDI), gấp 2,2 lần cùng kỳ năm 2024. Kết quả này được đánh giá là khá tích cực trước những tác động bên ngoài căng thẳng địa chính trị và kinh tế thế giới diễn biến phức tạp, khó lường.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ