Tình huống diễn tập là 1 trong số 63 tình huống khẩn cấp mà đơn vị vận hành đường sắt trên cao có dự tính và đã trải qua tập huấn; được diễn ra theo đúng kịch bản dự kiến |
Cần phương án tối ưu
Theo ông Vũ Hồng Trường, Tư vấn ACT khuyến cáo, trong năm đầu vận hành đường sắt Cát Linh - Hà Đông nên diễn tập những tình huống có yếu tố bất ngờ về thời điểm. Việc diễn tập không báo trước cũng đã được Hội đồng Kiểm tra nghiệm thu Nhà nước về công tác nghiệm thu công trình xây dựng chấp thuận và khuyến cáo Metro Hà Nội thực hiện.
63 quy trình ứng cứu khẩn nguy có các cấp độ thấp đến cao. Đối với cấp độ cao, sẽ có kế hoạch cụ thể để phối hợp liên ngành, với cấp độ thấp (thuộc phạm vi xử lý HMC) thì có thể ko cần báo trước nhằm tăng mức độ thuần thục của nhân viên và tạo tâm lý phối hợp phù hợp của hành khách khi có các tình huống tương tự. Sau mỗi lần diễn tập đều rút kinh nghiệm và cập Nhật quy trình để ngày càng hoàn thiện và nâng cao mức độ an toàn cho tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông.
Ông Vũ Hồng Trường thông tin thêm, sẽ còn có những tình huống diễn tập ứng phó sự cố được kích hoạt. Nhưng không phải mọi tình huống đều kích hoạt khi tàu đang vận chuyển hành khách. Việc diễn tạp bất ngờ chính là để nâng cao chất lượng phục vụ, đảm bảo an toàn cho hành khách, người dân khi đi tàu.
“Ở tất cả các nước phát triển có đường sắt đô thị trên thế giới cũng đều diễn tạp xử lý tình huống sự cố như vậy. Đó là thông lệ kỹ thuật chung cho đường sắt đô thị chứ không chỉ ở Hà Nội” – ông Vũ Hồng Trường chia sẻ.
"Việc diễn tập xử lý xự cố đối tàu điện Cát Linh - Hà Đông là cần thiết. Tuy nhiên khi trên tàu có hành khách cần những phương án an toàn và vận chuyển hành khách kịp thời" - Chuyên gia giao thông, thạc sĩ Vũ Hoàng Chung |