Đường sắt và khát vọng Thống Nhất
Kinhtedothi- Sau khi miền Nam được giải phóng vào năm 1975, đường sắt và đường biển vinh dự được gắn tên Thống Nhất lên phương tiện. 30/4 năm nay, sự kiện này được tái hiện trong sự chờ đón của hàng triệu người.
Ông Trịnh Xương (sinh 1935, đã mất), “cha đẻ” của đoàn tàu không số từng cho biết, năm 1975, Cục Vận tải (Bộ GTVT cũ) được Chính phủ cho phép đã cử một đoàn sang Na Uy đàm phán việc mua tàu và giao cho Công ty Vận tải ven biển (Vinaship) khai thác. Từ năm 1975, tàu Thống Nhất bắt đầu thực hiện sứ mệnh của mình trên biển Việt Nam, với tải trọng trên 10.000 tấn, chuyên chở khoảng 1.000 hành khách và hàng hóa, mỗi tháng bình quân 3 chuyến Bắc- Nam, 3 ngày đêm/chuyến. Đến năm 1991, tàu khách Thống Nhất đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình.
Lịch sử hào hùng
Được biết, trong cuộc kháng chiến chống chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ (1964 - 1972), ngành Đường sắt đã chuyên chở hàng triệu tấn hàng hóa, khí tài quân sự, hàng triệu lượt bộ đội, TNXP, dân công hỏa tuyến phục vụ cho cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước cho đến ngày toàn thắng. Cuộc chiến đấu anh dũng trên mặt trận GTVT, ngành Đường sắt có hơn 900 liệt sỹ và hơn 3.000 CBCNV bị thương được hưởng chế độ thương binh, nhiều tập thể, cá nhân trong ngành Đường sắt đã được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu anh hùng.

Lễ đón tàu TN2 tại ga Hà Nội vào ngày 4/1/1977. Ảnh tư liệu
Nguyên Chánh văn phòng Đảng ủy Tông công ty Đường sắt Phạm Mầu kể, sau hơn 1 năm làm lại đường, ngày 31/12/1976, 2 đoàn tàu mang tên Thống Nhất xuất phát tại ga Hà Nội và ga Sài Gòn, bắt đầu hành trình nối liền Bắc - Nam đầu tiên. Đáy hơi nước Tự Lực 141-121 mang tên Anh hùng Nguyễn Văn Trỗi được chọn kéo đoàn tàu khách của Lễ thông xe khôi phục đường sắt Thống Nhất về đến ga Hà Nội vào ngày 4/1/1977. Giai đoạn 1976-1985, tàu Thống Nhất chạy hành trình 72 giờ, mang ký hiệu TN (Thống Nhất) và là phương tiện vận tải chủ lực của nước ta lúc bấy giờ, chiếm thị phần khoảng 30%. Theo nhà báo Phan Hảo, sau gần 50 năm, ngành Đường sắt đã thực hiện tới 11 lần rút ngắn hành trình tàu khách Thống Nhất, chỉ còn mất hơn 31 giờ.
“Hẹn ước Bắc - Nam” là chương trình kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, do Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương chủ trì. Các địa phương, doanh nghiệp sẽ tùy vào khả năng để đưa ra các mô hình hoạt động ý nghĩa, thiết thực. Tổng công ty Đường sắt Việt Nam sẽ tổ chức chạy một đôi tàu mang tên “Đoàn tàu Thống nhất” được thiết kế riêng, mang đậm dấu ấn của sự kiện lịch sử. Vào tối ngày 29/4, tàu SE1 xuất phát ga Hà Nội và SE4 xuất phát ga Sài Gòn; hai đoàn tàu sẽ gặp nhau tại điểm hẹn lúc 12h trưa ngày 30/4 tại ga Đà Nẵng.
Tại lễ xuất phát, ĐSVN phối hợp với đối tác, chuẩn bị một số phần quà bất ngờ dành cho những hành khách vinh dự có mặt trên 2 đoàn tàu này. “Đây không chỉ là chuyến tàu mang giá trị vận tải như ngàythường mà như hành trình để cán bộ, nhân viên đường sắt cùng nhìn về lịch sử, giúp chúng ta hiểu và trân trọng giá trị của hòa bình, thống nhất ngày hôm nay.Đây là dịp để ngành đường sắt tri ân công lao của bao thế hệ đã ngã xuống vì nền độc lập của dân tộc, nhắc nhớ về những lời hẹn ước này, để khẳng định sự vững tâm, can trường của cả dân tộc Việt Nam quyết tâm hiện thực hóa lời thề hẹn non sông” Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Đường sắt (TRARAVICO) Đỗ Văn Hoan chia sẻ.
Nhân dịp này, ngành Đường sắt tri ân giảm 40% giá vé đối với những người có công với Cách mạng, gồm thương binh, bệnh binh, cựu chiến binh, thân nhân người có công với cách mạng… Chương trình áp dụng cho hành khách mua vé đi tàu trong khoảng thời gian từ 24/4 đến 9/5. Vé sẽ được bán trực tiếp tại các nhà ga đường sắt, hành khách thuộc các đối tượng trên mang theo giấy tờ xác nhận khi mua vé và khi lên tàu.
Tăng chuyến
Tổng giám đốc TRARAVICO Đào Anh Tuấn cho biết: Để phục vụ nhu cầu đi lại tăng cao, ngành đường sắt đã mở bán vé sớm và bổ sung nhiều chuyến tàu trên các tuyến trọng điểm. Tuyến Hà Nội - TP.HCM, ngoài 5 đôi tàu Thống Nhất chạy thường ngày, sẽ có thêm 2 chuyến SE9 khởi hành trong hai ngày 29 và 30/4. Tuyến Hà Nội - Hải Phòng sẽ tăng cường thêm các chuyến tàu LP10, HP4, HD2 từ ngày 2 đến 4/5. Ngoài ra, các tuyến về miền Trung cũng được bổ sung đáng kể: 4 chuyến Sài Gòn – Đà Nẵng, 8 chuyến Sài Gòn - Quy Nhơn, 6 chuyến Sài Gòn - Nha Trang, 2 chuyến Sài Gòn - Phan Thiết, 2 chuyến Hà Nội - Đà Nẵng và 4 chuyến Hà Nội - Đồng Hới.

Đón đoàn tàu SE63, SE65 tại sân ga Đồng Hới (Quảng Bình).
Nhân dịp này, tỉnh Bình Định kết hợp với TRARAVICO miễn hơn 1.100 vé tàu hỏa cho du khách đặt tour "Hành trình sử thi" và "Tinh hoa đất võ" nhằm kích cầu du lịch nhân dịp 50 năm ngày giải phóng tỉnh (31/3/1975 - 31/3/2025). Chương trình được áp dụng từ 28/3 đến 1/4, dành cho đoàn dưới 100 khách, khách lẻ dưới 10 người được hỗ trợ ghép đoàn. Khách đi theo các chuyến tàu charter chặng Sài Gòn - Quy Nhơn, Hà Nội - Diêu Trì và Đà Nẵng - Quy Nhơn với tổng cộng hơn 1000 chỗ.

Tất cả công tác chuẩn bị đã sẵn sàng. Ảnh TA
Cụ thể, chặng Sài Gòn - Quy Nhơn khởi hành 21h30 ngày 28/3 trên tàu SE30, đến 11h00 ngày 29/3, về trên tàu SE29 lúc 15h30 ngày 31/3, đến Sài Gòn 6h20 ngày 1/4. Chặng Hà Nội - Diêu Trì với 3 toa charter trên tàu SE7, rời Hà Nội 6h10 ngày 28/3, đến Diêu Trì 5h00 ngày 29/3, về trên tàu SE8 lúc 18h40 ngày 31/3, đến Hà Nội 19h10 ngày 1/4.Chặng Đà Nẵng - Quy Nhơn thuê nguyên chuyến, xuất phát 6h ngày 29/3, đến Quy Nhơn 13h00, về lúc 16h30 ngày 31/3, đến Đà Nẵng 23h30.

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm đường sắt
Kinhtedothi - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính - Trưởng Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm, dự án quan trọng quốc gia lĩnh vực đường sắt đã ký Quyết định số 24/QĐ-BCĐĐSQG ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ đạo này.

Nghiên cứu chính sách để thúc đẩy triển khai nhanh các dự án đường sắt
Kinhtedothi - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu nghiên cứu đề xuất cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy triển khai nhanh các dự án đường sắt.

Báo cáo Thủ tướng xem xét, phê duyệt đề xuất tuyến đường sắt đô thị số 3, đoạn ga Hà Nội - Yên Sở
Kinhtedothi - Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 157/TB-VPCP ngày 05/4/2025 kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính - Trưởng Ban Chỉ đạo tại Phiên họp lần thứ nhất Ban Chỉ đạo các công trình, dự án quan trọng quốc gia lĩnh vực đường sắt.