Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

EU hỗ trợ Moldova 70 triệu USD giải quyết cuộc khủng hoảng khí đốt

Kinhtedothi - Tổng thống Moldova Maia Sandu Moldova hôm 27/10 cho biết nước này đã nhận được khoản hỗ trợ 60 triệu euro (70 triệu USD) từ Liên minh châu Âu (EU) giúp giải quyết cuộc khủng hoảng khí đốt hiện tại.
 EU hỗ trợ Moldova 70 triệu USD giải quyết cuộc khủng hoảng khí đốt. Ảnh: Tass
Trong một tuyên bố liên quan đến nguồn hỗ trợ tài chính của EU, Thủ tướng Moldova Natalia Gavrilita cho biết: "Khoản tài trợ 60 triệu euro của EU giúp Moldova giải quyết những khó khăn do cuộc khủng hoảng năng lượng hiện nay là một thông tin tuyệt vời đối với người dân nước này".
Chính phủ Moldova hôm 22/10 đã ban bố tình trạng khẩn cấp cho đến ngày 20/11, một biện pháp ngoại lệ cho phép nước này mua khí đốt ở các nước châu Âu khác mà không cần các thủ tục rườm rà. Tình trạng thiếu hụt ở Moldova diễn ra trong bối cảnh giá khí đốt ở châu Âu tăng vọt.
Hợp đồng khí đốt giữa Moldova với tập đoàn dầu khí quốc gia Nga Gazprom đã hết hạn vào cuối tháng 9 và hai bên đã không thống nhất được mức giá mới.
Trong khi tiếp tục đàm phán với tập đoàn Gazprom về hợp đồng mới, Moldova đã đặt mua khí đốt từ một số nước châu Âu. Ngày 27/10, công ty dầu khí quốc gia Energocom cho biết họ đã mua 1,5 triệu mét khối (mcm) khí đốt giao hàng vào ngày 28/10 qua Ukraine và Romania.
Gazprom nói rằng tập đoàn này có thể ngừng cung cấp khí đốt cho Moldova nếu nước này không thanh toán cho các hợp đồng đã thực hiện hoặc không ký hợp đồng mới kể từ tháng 12/2021.
Theo người phát ngôn của Gazprom Sergey Kupriyanov, Moldova  đang nợ công ty 709 triệu USD (610 triệu Euro). Gazprom sẵn sàng gia hạn hợp đồng cho tháng 11 nếu Moldova thanh toán đầy đủ cho các nguồn cung cấp tháng 9 và tháng 10. Hợp đồng của Moldova với Gazprom hết hạn vào tháng 9, nhưng ông Kupriyanov cho biết hai bên chỉ có thể gia hạn hợp đồng đến hết tháng 10.
Trong ngày 27/10, Phó Thủ tướng Moldova Andrei Spinu đã có cuộc đàm phán với chủ tịch Gazprom Alexei Miller tại Moscow.
Theo hợp đồng hiện tại, Moldova đang nhập khẩu khí đốt với giá thị trường khoảng 790 USD/1.000 mét khối. Chisinau đang muốn giảm giá mua khí đốt xuống còn 200-300 USD/1.000 mét khối.
Trong một diễn biến liên quan, Điện Kremlin vừa khẳng định các cuộc đàm phán khí đốt Nga-Moldova chỉ là hợp đồng thương mại và không có bất kỳ yếu tố chính trị nào.
Phát  biểu với báo chí hôm 27/10,  người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nhấn mạnh: "Các cuộc thảo luận về hợp đồng khí đốt giữa Nga và Moldova không tồn tại bất kỳ yếu tố chính trị nào, nó hoàn toàn là các cuộc đàm phán thương mại”.
Trước đó, một bài viết trên tờ Financial Times nói rằng Moscow đang đưa ra các điều kiện chính trị trong các cuộc đàm phán về khí đốt với Chisinau.
Trong năm 2020, tập đoàn Gazprom đã cung cấp 3,05 tỷ mét khối khí đốt tự nhiên cho Moldova, tăng 5,5% so với năm 2019 (2,89 tỷ mét khối). Moldova cần khoảng 1,3 tỷ mét khối khí đốt tự nhiên mỗi năm, mua từ tập đoàn Gazprom và được vận chuyển qua hệ thống trung chuyển khí đốt của Ukraine./.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Vĩnh Phúc: phát động thi đua “Đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và bình dân học vụ số”

Vĩnh Phúc: phát động thi đua “Đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và bình dân học vụ số”

09 May, 07:31 PM

Kinhtedothi - Chiều 9/5, tỉnh Vĩnh Phúc chính thức phát động phong trào thi đua “Đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và bình dân học vụ số”. Sự kiện được tổ chức tại Trung tâm Hội nghị tỉnh và kết nối trực tuyến đến 13 điểm cầu cấp huyện, xã cùng các doanh nghiệp, tiểu thương, người dân trên địa bàn.

Trí tuệ nhân tạo - Động lực đột phá đưa Đà Nẵng trở thành trung tâm công nghệ cao quốc gia

Trí tuệ nhân tạo - Động lực đột phá đưa Đà Nẵng trở thành trung tâm công nghệ cao quốc gia

09 May, 04:30 PM

Kinhtedothi - Ngày 9/5, UBND thành phố tổ chức Hội thảo “Trí tuệ nhân tạo - Động lực mới phát triển Đà Nẵng” tại Cung Hội nghị quốc tế Furama, với sự tham dự của gần 400 đại biểu trong nước và quốc tế. Đây là sự kiện quan trọng nhằm cụ thể hóa Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ