Theo 4 nguồn tin tiết lộ với hãng tin Reuter hôm 23/3, Ủy ban châu Âu (EC) sẽ kêu gọi các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) tăng cường chia sẻ thông tin để xử lý nguy cơ an ninh mạng liên quan công nghệ mạng không dây thế hệ mới 5G, nhưng EC “phớt lờ” việc Mỹ đề nghị các đồng minh cấm cửa thiết bị của tập đoàn viễn thông công nghệ Huawei của Trung Quốc.
Nguồn tin cho biết vào ngày 26/3 tới, Giám đốc điều hành kỹ thuật số châu Âu, ông Andrus Ansip, sẽ đưa ra lời kêu gọi trên. Dù các hướng dẫn này không có hiệu lực pháp lý, nó sẽ mang tầm quan trọng chính trị có thể dẫn đến các bộ luật ở các nước EU.
Ông Ansip dự kiến sẽ đề nghị các nước EU sử dụng các công cụ theo hướng dẫn của EU về an ninh mạng và hệ thống thông tin (NIS) vốn có hiệu lực từ tháng 8/2016, nhằm giúp các quốc gia đưa các điều khoản an ninh mạng vào luật của mỗi nước trong vòng 12 tháng, và gần đây Luật An ninh mạng đã được thông qua.
Ví dụ, các nước thành viên EU phải trao đổi thông tin và phối hợp nghiên cứu đánh giá tác động về rủi ro bảo mật và chứng nhận cho các thiết bị kết nối internet và thiết bị 5G. Một nguồn tin cho biết: “Đó là một khuyến nghị để tăng cường trao đổi về đánh giá bảo mật của cơ sở hạ tầng quan trọng kỹ thuật số”. EC nói rằng khuyến nghị sẽ nhấn mạnh cách tiếp cận chung của EU đối với các rủi ro bảo mật của mạng 5G.
Hướng dẫn NIS của EU ghi nhận một quan điểm cứng rắn hơn về đầu tư của Trung Quốc, sau nhiều năm để mặc châu Âu mở cửa cho Trung Quốc vốn kiểm soát 70% nguồn cung nguyên liệu thô cần thiết của toàn cầu cần thiết để sản xuất hàng hóa công nghệ cao.
Chính phủ Tổng thống Mỹ Donald Trump đã kêu gọi các nước đồng minh cấm Huawei tham gia xây dựng mạng lưới 5G vì lý do bảo vệ an ninh quốc gia, và kết luận Huawei không là “đối tác tin cậy”. Mỹ cáo buộc thiết bị của Huawei có thể được chính phủ Trung Quốc dùng để do thám.
Tuy nhiên, phía tập đoàn Huawei liên tục phủ nhận không hề là mối đe dọa, và không bao giờ để Bắc Kinh kiểm soát dữ liệu của khách hàng. Hồi đầu tháng 3, Huawei đã đâm đơn kiện ngược lại chính phủ Mỹ về vấn đề này.
Các biện pháp nếu được áp dụng sẽ là một phần trong những gì Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tuyên bố hôm 22/3: “Châu Âu đã tỉnh giấc” trước sự thống trị của Trung Quốc, khi các nhà lãnh đạo EU có cuộc thảo luận đầu tiên về chính sách của Trung Quốc tại hội nghị thượng đỉnh.
Các công ty viễn thông lớn đã phản đối lệnh cấm Huawei, cho rằng việc này có thể khiến nỗ lực phát triển mạng 5G của EU bị chậm nhiều năm. |
EC sẽ không đề nghị châu Âu cấm Huawei, để tùy mỗi nước thành viên EU quyết định trên cơ sở an ninh quốc gia của nước đó.
Trong tháng 3, chính phủ Đức đã ban hành một loạt quy định cứng rắn hơn đối với các nhà cung cấp thiết bị viễn thông 5G, mặc dù không đề cập đến tập đoàn Huawei và phớt lờ lời kêu gọi của Mỹ.
Các công ty viễn thông lớn đã phản đối lệnh cấm Huawei, cho rằng việc này có thể khiến nỗ lực phát triển mạng 5G của EU bị chậm nhiều năm.
Ngược lại, Australia và New Zealand đã tạm ngừng việc cấp phép cho các nhà mạng sử dụng thiết bị Huawei trong mạng lưới của mình. Mạng 5G không chỉ tăng tốc độ mạng di động mà còn hỗ trợ những công nghệ mới, từ xe không người lái cho đến TP thông minh. Mỹ muốn duy trì vị thế hàng đầu về công nghệ trong khi Trung Quốc cũng không muốn xếp sau/.