Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

EuroCham kiến nghị “bỏ rào cản bằng cấp” để thu hút nhân tài toàn cầu vào Việt Nam

EuroCham ngày 26/5/2025 đã kiến nghị Bộ Nội vụ công nhận kinh nghiệm nghề nghiệp trong cấp giấy phép lao động, nhằm thúc đẩy cải cách thực tiễn trong dự thảo thay thế Nghị định 152 - dự kiến trình Chính phủ cuối tháng này.

Kinhtedothi – Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) chính thức kiến nghị Chính phủ công nhận kinh nghiệm nghề nghiệp là tiêu chí hợp lệ trong cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài, đặc biệt tại các lĩnh vực công nghệ cao và đổi mới sáng tạo – nơi mà bằng cấp chính quy không còn phản ánh đầy đủ năng lực chuyên môn.

Kiến nghị được EuroCham gửi tới Bộ Nội vụ vào ngày 26/5/2025, tập trung vào dự thảo nghị định mới thay thế Nghị định 152/2020/NĐ-CP – khung pháp lý hiện hành về lao động nước ngoài. Dự thảo dự kiến sẽ được trình Chính phủ vào cuối tháng này.

Bằng cấp – kinh nghiệm: nút thắt trong thu hút nhân tài

Tại các ngành như bán dẫn, trí tuệ nhân tạo (AI), chuyển đổi số, những lĩnh vực có tốc độ phát triển vượt xa chương trình đào tạo truyền thống, yêu cầu bằng cấp cứng nhắc đang khiến Việt Nam tụt lại phía sau trong cuộc cạnh tranh toàn cầu về nguồn lực chất lượng cao.

“Phải mất hơn sáu tháng để đưa một chuyên gia logistics có 25 năm kinh nghiệm vào Việt Nam chỉ vì ông ấy có bằng sinh học. Đó không chỉ là gánh nặng chi phí mà còn làm chậm đổi mới,” ông Bruno Jaspaert, Chủ tịch EuroCham, chia sẻ.

Từ trái qua phải, ông Jean-Jacques Bouflet, bà Nguyễn Thị Quyên, và ông Nguyễn Hải Minh chủ trì phần hỏi đáp cùng doanh nghiệp ở hội thảo “Đóng góp ý kiến cho Quy định giấy phép lao động và sửa đổi Nghị định 152” tại TP. Hồ Chí Minh.

Phó Chủ tịch EuroCham Nguyễn Hải Minh cho rằng nhiều chuyên gia hiện nay không làm việc đúng chuyên ngành được đào tạo. “Trong bối cảnh liên ngành ngày càng phổ biến, kinh nghiệm thực tiễn cần được đánh giá ngang hàng với bằng cấp nếu Việt Nam muốn giữ chân nhân tài,” ông Minh nói trong phiên tham vấn với Bộ Nội vụ.

Trước đó, ngày 16/5, EuroCham phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp Hàn Quốc (Kocham) tổ chức hội thảo “Đóng góp ý kiến cho Quy định giấy phép lao động và sửa đổi Nghị định 152” tại TP. Hồ Chí Minh. Đây là diễn đàn công khai duy nhất đến nay có sự tham gia trực tiếp giữa cơ quan quản lý và cộng đồng doanh nghiệp quốc tế về nội dung sửa đổi quan trọng này.

Bộ Nội vụ đánh giá cao các phản ánh từ thực tiễn doanh nghiệp. Bà Nguyễn Thị Quyên, Phó Cục trưởng Cục Việc làm, cho biết dự thảo mới sẽ bám sát tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng về cải cách thủ tục hành chính, với mục tiêu cắt giảm ít nhất 30% quy trình hiện hành, thậm chí có nội dung lên tới 40%.

Đặc biệt, Bộ đang xem xét phương án cho phép thay thế bằng cấp bằng kinh nghiệm thực tiễn, nhất là trong các ngành nghề trọng yếu thúc đẩy đổi mới sáng tạo và chuyển giao công nghệ.

Góp ý từ thực tiễn doanh nghiệp

Tại phiên làm việc, bà Trương Ngọc Diệp, Trưởng phòng Chính sách của EuroCham, cùng bà Nguyễn Thùy Dương, đại diện Tiểu ban Nguồn nhân lực và Đào tạo, đã đại diện cộng đồng doanh nghiệp trình bày các khuyến nghị cụ thể nhằm tháo gỡ những vướng mắc mà doanh nghiệp nước ngoài thường gặp trong quá trình xin cấp giấy phép lao động cho chuyên gia. Các đề xuất bao gồm làm rõ quy định miễn trừ giấy phép đối với nhân sự luân chuyển nội bộ doanh nghiệp, đơn giản hóa thủ tục cho chuyên gia làm việc ngắn hạn, điều chỉnh yêu cầu đăng tuyển lao động Việt Nam trước khi tuyển dụng chuyên gia nước ngoài, cũng như chuẩn hóa quy trình nộp hồ sơ giữa các địa phương.

Nhiều đại diện doanh nghiệp cũng chia sẻ các tình huống cụ thể nhằm phản ánh vướng mắc thực tế và gợi mở các hướng tháo gỡ. Các ý kiến này được cơ quan chức năng ghi nhận, đánh giá là hữu ích và có thể tích hợp trực tiếp vào dự thảo nghị định mới.

Một đại diện doanh nghiệp phát biểu ý kiến tại hội thảo.

Cam kết đồng hành cải cách

Cải cách quy định về lao động là một trong năm trọng tâm chiến lược của EuroCham trong năm 2025, như đã nêu trong Sách Trắng vừa công bố. Tổ chức này khẳng định sẽ tiếp tục đồng hành cùng Chính phủ trong việc xây dựng hệ thống pháp lý phù hợp với thực tiễn phát triển và hội nhập quốc tế.

Phó Chủ tịch EuroCham Jean-Jacques Bouflet nhận định: “Đây là bước tiến quan trọng hướng tới một môi trường cạnh tranh thu hút nhân tài. Chúng tôi tự hào được đóng vai trò cầu nối giữa cộng đồng doanh nghiệp châu Âu và các nhà hoạch định chính sách Việt Nam.”

Trong bối cảnh Việt Nam hướng tới mục tiêu trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo khu vực, EuroCham khẳng định sẽ tiếp tục góp phần thúc đẩy khung pháp lý minh bạch, linh hoạt và thân thiện hơn với doanh nghiệp, tạo nền tảng vững chắc cho tăng trưởng bền vững trong kỷ nguyên toàn cầu hóa.

Mội số đại biểu tham dự hội thảo.

Ra mắt Sách Trắng EuroCham 2021

Ra mắt Sách Trắng EuroCham 2021

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
ASEAN 2045: Định hình tương lai với tinh thần “5 hơn”

ASEAN 2045: Định hình tương lai với tinh thần “5 hơn”

26 May, 04:31 PM

Giữa những chuyển động nhanh chóng của địa chính trị và kinh tế toàn cầu, ASEAN khẳng định vị thế trung tâm bằng Tầm nhìn Cộng đồng 2045. Hội nghị Cấp cao lần thứ 46 không chỉ định hình tương lai khu vực, mà còn gửi đi thông điệp mạnh mẽ về đoàn kết, chủ động và phát triển bền vững.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ