Kinhtedothi - Căn cứ thông báo lịch lấy nước phục vụ gieo cấy lúa vụ Đông Xuân 2021 - 2022 khu vực Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã lên kế hoạch chi tiết đảm bảo cấp điện.
EVN sẽ tập trung đảm bảo cung cấp điện gieo cấy lúa vụ Đông Xuân.
Theo đó, thời gian lấy nước gồm 3 đợt với tổng cộng 16 ngày như sau: Đợt 1 từ 0 giờ ngày 4 đến 24 giờ ngày 6/1 (3 ngày); Đợt 2 từ 0h ngày 15 đến 24 giờ ngày 22/1 (8 ngày); Đợt 3 từ 0h ngày 13 đến 24 giờ ngày 17/2 (5 ngày).
Để việc lấy nước đạt hiệu quả cao, Bộ NN&PTNT đã có văn bản số 5264/BNN-TCTL ngày 19/8/2021 đề nghị UBND các tỉnh, thành tăng cường thực hiện giải pháp thích ứng với tình trạng thiếu hụt nguồn nước phục vụ gieo cấy lúa vụ Đông Xuân 2021 - 2022.
Nhằm đảm bảo đủ nước và đảm bảo điện phục vụ bơm nước gieo cấy vụ Đông Xuân năm 2021 - 2022, EVN đã chỉ đạo Trung tâm Điều độ hệ thống điện Quốc gia thực hiện điều tiết nước các hồ thủy điện và vận hành hệ thống hợp lý để đáp ứng nhu cầu nước và đảm bảo kế hoạch cung cấp điện.
Đồng thời điều tiết các hồ chứa duy trì mực nước tại Hà Nội ở mức hợp lý để tiết kiệm nguồn nước đảm bảo hiệu quả cao nhất của 3 đợt lấy nước tập trung và đảm bảo cung cấp điện mùa khô năm 2022 cho hệ thống điện Quốc gia. EVN cũng đã yêu cầu các công ty điện lực rà soát, kiểm tra và chuẩn bị sẵn sàng để đảm bảo cung cấp điện ổn định, liên tục cho các trạm bơm điện trong suốt thời gian lấy nước tập trung (từ ngày 4/1 - 17/2) và sau các đợt lấy nước để phục vụ bơm dẫn nước.
Đặc biệt, để tránh lãng phí nước và tiết kiệm sử dụng điện, EVN và các Công ty Thủy điện liên quan đề nghị các Sở NN&PTNT các tỉnh, thành chỉ đạo ngay các địa phương chủ động bơm sớm, trữ nước vào ao, đầm, vùng trũng thấp và các kênh dẫn từ các nguồn nước sẵn có ở sông, ngòi.
Ngoài ra, cần lấy đủ nước vào ruộng trong thời gian xả nước tập trung từ các hồ thủy điện để tránh lãng phí nước và tiết kiệm sử dụng điện. Các đơn vị của ngành Điện lực cũng đề nghị các công ty khai thác công trình thủy lợi theo dõi sát nguồn nước trong thời gian xả nước tập trung để bơm nước vào hệ thống thủy nông, sử dụng có hiệu quả nguồn nước từ các hồ thủy điện, đảm bảo cung cấp đủ lượng nước đổ ải và tưới dưỡng cho lúa.
Kinhtedothi – Tỉnh ủy An Giang vừa có Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XI nhiệm kỳ 2020 - 2025, trình tại Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030 trong đó đề cập tới mục tiêu đến năm 2030, An Giang là tỉnh phát triển khá của cả nước và là trung tâm kinh tế biển mạnh của quốc gia.
Kinhtedothi - Từ đầu năm 2025 đến nay, bệnh dịch tả lợn châu Phi xuất hiện tại nhiều tỉnh, TP, đặc biệt là ở nhiều địa phương khu vực miền Bắc. Dù hầu hết các ổ dịch đều ở quy mô nông hộ nhỏ lẻ và cơ bản được kiểm soát tốt, tuy nhiên nguy cơ bùng phát diện rộng là không thể chủ quan.
Kinhtedothi - TP Hà Nội sẽ đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng công nghệ số, công nghệ AI để nâng cao hiệu quả quản lý bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR) trên địa bàn TP.
Kinhtedothi - Hiện trên địa bàn Hà Nội có rất nhiều loại nông sản, đặc sản được xây dựng thương hiệu, sản xuất theo hướng an toàn và có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Tuy nhiên, các hợp tác xã, người dân vẫn loay hoay tìm đầu ra cho sản phẩm này, nhất là thời điểm vào vụ thu hoạch.
Kinhtedothi - Với hàng loạt điểm mới, dự thảo Nghị định về hàng hoá có xuất xứ Việt Nam được kỳ vọng sẽ tăng cường tính minh bạch và nhất quán trong việc xác định xuất xứ hàng hóa, giúp Việt Nam tránh nguy cơ bị áp thuế phòng vệ, điều tra gian lận từ các nước nhập khẩu.