Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

FDI vào Hà Nội: Tiếp tục ghi điểm

TS. Nguyễn Minh Phong - Minh Trang
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Số liệu mới nhất cho thấy, Hà Nội tiếp tục duy trì những kết quả đạt được trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) khi ước cả năm đạt khoảng 3 tỷ USD, tăng hơn 2,6 lần so với năm 2015.

Môi trường kinh doanh ngày càng thông thoáng và được cải thiện không chỉ tạo điều kiện cho số lượng DN đăng ký thành lập tại Thủ đô tăng liên tục qua từng quý, mà còn tạo sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài đăng ký mới cũng như tăng vốn.
Những kết quả ấn tượng
Các lĩnh vực được đánh giá là thế mạnh đã thu hút đầu tư gồm: Lĩnh vực công nghệ cao có dự án Trung tâm Nghiên cứu và phát triển Samsung (300 triệu USD); lĩnh vực môi trường có dự án Nhà máy nước mặt sông Đuống (227 triệu USD); lĩnh vực viễn thông, Công ty Vietnamobile đã tăng vốn (208 triệu USD)…
 Lắp ráp điện tử tại Công ty TNHH Hoya Việt Nam, khu công nghiệp Thăng Long.             Ảnh:  Thanh Hải
Trong các dự án, Hà Nội đã thu hút và triển khai 98 dự án ODA với giá trị tài trợ cam kết khoảng 4,8 tỷ USD, giá trị đã ký kết là 3,2 tỷ USD, đã giải ngân 1,05 tỷ USD, đạt 33,38% giá trị đã ký kết và 22,1% giá trị cam kết. Chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng số các dự án ODA
Ông Trần Ngọc Nam - Phó Giám đốc Sở KH&ĐT cho biết, trong số 19 ngành lĩnh vực, công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực thu hút được nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài với chiếm 73,9% tổng vốn đầu tư đăng ký. Đây cũng là kết quả của những định hướng trước đó khi mà trong Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030, TP xác định sẽ xây dựng 33 khu công nghiệp, khu công nghệ cao, với tổng diện tích khoảng 6.693ha.
là lĩnh vực phát triển hạ tầng giao thông đô thị (56%) và cấp, thoát nước, xử lý nước thải (31,8%). Bên cạnh sự gia tăng về giá trị vốn đầu tư đăng ký mới, kết quả thực hiện giải ngân vốn và chỉ tiêu hoạt động kinh doanh, đóng góp của khối DN FDI đều có sự tăng trưởng. Điều này cho thấy niềm tin vào thị trường và hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh của DN, cũng như khẳng định thêm sự đóng góp và gắn kết của nhà đầu tư nước ngoài với môi trường đầu tư của TP.
Đến nay, Hà Nội đã và đang phát triển 19 khu công nghiệp (KCN), khu công nghệ cao với tổng diện tích gần 4121,2ha. Các DN FDI của các KCN trong thời gian qua đã góp phần thúc đẩy và làm tăng giá trị xuất khẩu, mở rộng nguồn thu ngân sách TP (chiếm từ 10,5 - 10,6% tổng thu từ năm 2005 - 2012 và tăng lên tới 13,2% giai đoạn 2013 - 2015).
Tính tới nguồn lực từ kiều bào
Để thu hút FDI, Hà Nội đã, đang và sẽ cần nỗ lực liên tục xây dựng và triển khai hàng loạt giải pháp đồng bộ, cải thiện môi trường đầu tư, quan tâm cung cấp các thông tin phong phú về chủ đề quy hoạch và các cơ chế khuyến khích và dịch vụ hỗ trợ đầu tư cần thiết. Tuy nhiên, các chính sách tăng cường thu hút FDI thời gian tới cần tuân thủ các yêu cầu, mục tiêu quản lý Nhà nước và cam kết hội nhập về lĩnh vực đầu tư, công nghệ và bảo vệ môi trường; công khai quy hoạch; đẩy mạnh xúc tiến đầu tư chọn lọc có mục tiêu; cải cách và đơn giản hóa các thủ tục hành chính phù hợp với các thông lệ quốc tế; phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; khuyến khích và hỗ trợ DN chuyển giao công nghệ; tăng cường quản lý môi trường và an ninh trật tự trong KCN và các giải pháp cần thiết khác...
Đặc biệt, việc thu hút đầu tư từ cộng đồng hơn 4 triệu người Việt Nam ở nước ngoài cũng là mục tiêu cần tính tới. Trước mắt, Hà Nội có thể phối hợp với Bộ Ngoại giao, Bộ TT&TT và các cơ quan chức năng để tổ chức “Diễn đàn DN Việt kiều đầu tư vào Hà Nội”. Đây cũng là nguồn lực quan trọng trong việc tiếp tục khuyến khích đầu tư vào các ngành công nghiệp, dịch vụ chất lượng cao cần quan tâm tới những dự án có tính liên kết, bổ sung, tương tác và hỗ trợ nhau, tạo chuỗi cung ứng và gia tăng giá trị giữa các DN, thúc đẩy sự hình thành và phát triển các chuỗi liên kết giữa DN trong KCN với cộng đồng DN.