Festival Ninh Bình-Tràng An kể chuyện di sản bằng bối cảnh núi non, công nghệ mapping
Theo đó, Festival Ninh Bình – Tràng An lần thứ II với chủ đề “Sắc màu di sản - Hội tụ và lan tỏa” sẽ được tổ chức từ ngày 26 đến ngày 31/12 tại TP Ninh Bình và huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình. Đây là sự kiện văn hóa - du lịch mang tầm quốc gia, cũng là thương hiệu lễ hội riêng của tỉnh Ninh Bình nhằm đẩy mạnh các hoạt động giao lưu văn hóa và tôn vinh các di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch.

Chương trình Festival Ninh Bình - Tràng An lần thứ II dự kiến có 4 hoạt động trọng tâm nhằm thể hiện sự kết nối, hội tụ, lan tỏa sắc màu di sản văn hóa của tỉnh Ninh Bình nói riêng và các vùng, miền trong cả nước nói chung: Chương trình khai mạc Festival (20 giờ ngày 26/12 tại Khu Quần thể danh thắng Tràng An, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình).
Chương trình di sản văn hóa Nam Bộ (20 giờ ngày 28/12 tại Khu Quần thể danh thắng Tràng An, huyện Hoa Lư); Chương trình di sản văn hóa Bắc Trung Bộ và giao lưu văn hóa Lào - Việt Nam (20 giờ ngày 29/12 tại Khu du lịch sinh thái Thung Nham, xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình) và Chương trình bế mạc “Rực lửa Cố đô” - chào đón năm mới (22 giờ30 ngày 31/12 tại Khu Quần thể danh thắng Tràng An, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình).
Ông Nguyễn Mạnh Cường, Giám đốc Sở VH&TT Ninh Bình, Phó Trưởng Ban tổ chức Festival cho biết, điểm nhấn tạo nên sự khác biệt của Festival Ninh Bình - Tràng An lần thứ II chính là chương trình khai mạc được dàn dựng công phu như một vở diễn thực cảnh đầu tiên được tổ chức trong không gian huyền ảo của di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An.
“Sự kết hợp giữa di sản với công nghệ âm thanh – ánh sáng tạo nên sự khác biệt. Chúng tôi sẽ không sử dụng màn hình LED để dàn dựng sân khấu mà sẽ lấy cảnh núi non Tràng An làm bối cảnh chính của sân khấu. Các yếu tố của sông, núi, âm nhạc, ánh sáng, công nghệ trình chiếu mapping cùng nghệ thuật múa đương đại, nghệ thuật tạo hình, những màn khinh công chạy trên nước, vẽ thư pháp bằng nghệ thuật múa… sẽ hòa quyện tạo thành một bức tranh thủy mặc tuyệt đẹp kể câu chuyện về lịch sử, văn hóa của vùng đất Cố đô Hoa Lư - Ninh Bình và tinh hoa sắc màu văn hóa các vùng, miền” - Giám đốc Nguyễn Mạnh Cường nhấn mạnh.
Festival Ninh Bình - Tràng An năm 2023 còn có sự tham gia của các đoàn nghệ thuật quốc tế đến từ tỉnh Udomxay - Lào, các nghệ sĩ, nghệ nhân đến từ các vùng văn hóa đặc trưng trên cả nước sẽ trình diễn tại các hoạt động trong khuôn khổ Festival.
Festival Ninh Bình - Tràng An năm 2023 được sự hỗ trợ rất lớn từ các doanh nghiệp, đặc biệt là vai trò tổ chức sản xuất của Thăng Long Media. Thông qua Festival lần này, UBND tỉnh Ninh Bình mong muốn góp phần vào bước đi xây dựng cố đô Hoa Lư là di sản thiên niên kỷ. Ngoài ra, BTC còn hy vọng trong tương lai gần Ninh Bình sẽ là thành trung tâm công nghiệp văn hóa lớn, trung tâm tổ chức các sự kiện quốc tế và quốc gia; góp phần giải tỏa sức nén của các đô thị trung tâm để thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế.

Hà Nội kết nối du lịch liên vùng Ninh Bình và các tỉnh Tây Nguyên
Kinhtedothi - Ngày 10/11, tại thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai, Sở Du lịch Hà Nội phối hợp với tỉnh Ninh Bình và các tỉnh Tây Nguyên tổ chức “Hội nghị xúc tiến điểm đến du lịch liên vùng Ninh Bình - TP Hà Nội với các tỉnh Tây Nguyên”.

Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề Việt Nam thúc đẩy tiêu dùng hàng hóa
Kinhtedothi – Thu hút 350 gian hàng, với các thiết kế không gian đẹp mắt, Festival bảo tồn và phát triển làng nghề Việt Nam 2023 là nơi giao thương, thúc đẩy tiêu dùng hàng thủ công mỹ nghệ cho các làng nghề, trong đó có các làng nghề Hà Nội.

Festival hoa – kiểng Sa Đéc “tình đất – tình hoa”
Kinhtedothi – Ngày 8/12, UBND tỉnh Đồng Tháp tổ chức họp báo thông tin về việc tổ chức Festival hoa - kiểng Sa Đéc lần thứ I năm 2023 với chủ đề: "tình đất - tình hoa".