80 năm cách mạng tháng 8 và Quốc Khánh
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

G20 hành động vì tương lai

Kinhtedothi - Sau các cuộc bàn thảo, các nhà lãnh đạo G20 đã thống nhất sẽ thực hiện những bước đi quan trọng nhằm tăng thêm hơn 2.000 tỷ USD cho GDP toàn cầu.
Trải qua một tuần bận rộn với những cuộc thảo luận trên bàn đàm phán, các cuộc gặp gỡ song phương bên lề Hội nghị thượng đỉnh APEC (Trung Quốc), Hội nghị cấp cao ASEAN (Myanmar), lịch trình của lãnh đạo các quốc gia có tầm ảnh hưởng lớn đã kết thúc sau 2 ngày nhóm họp (15 - 16/11) tại Hội nghị G20 ở Brisbane (Australia) với những quyết định quan trọng, thể hiện cam kết hành động vì tương lai toàn cầu.

Mục tiêu Hội nghị G20 đưa ra gần 1.000 sáng kiến để nâng tốc độ tăng trưởng GDP toàn cầu thêm 2% trong vòng 5 năm tới của nước chủ nhà được cho là quá tham vọng, nhất là khi nó đã bị sao nhãng phần nào trước các hồ sơ quốc tế nóng khác như khủng hoảng tại Ukraine, cuộc chiến chống IS, dịch bệnh Ebola, chống biến đổi khí hậu...
Thủ tướng Australia Abbott và Tổng thống Nga Putin tại Hội nghị thượng đỉnh G20.     Ảnh: Getty Images
Thủ tướng Australia Abbott và Tổng thống Nga Putin tại Hội nghị thượng đỉnh G20. Ảnh: Getty Images
Tuy nhiên, sau các cuộc bàn thảo, các nhà lãnh đạo G20 đã thống nhất sẽ thực hiện những bước đi quan trọng nhằm tăng thêm hơn 2.000 tỷ USD cho GDP toàn cầu.

Theo đó, G20 sẽ thực hiện chiến lược tăng trưởng mới gồm: Cải cách về kinh tế vĩ mô và xây dựng cấu trúc phù hợp với từng nước; tăng cường đầu tư có chất lượng vào cơ sở hạ tầng; cắt giảm rào cản thương mại; thúc đẩy cạnh tranh; cải cách quy định tài chính; đẩy mạnh phục hồi thị trường năng lượng; thực hiện các biện pháp củng cố hệ thống trao đổi thương mại toàn cầu, chống tham nhũng và minh bạch hóa hệ thống ngân hàng... 

Đối phó với thách thức phi truyền thống

Tuy chưa đạt được kết quả như mục tiêu đầy tham vọng mà nước chủ nhà đã đặt ra, nhưng Hội nghị lần này đã đánh dấu một bước tiến lớn trong nỗ lực của cộng đồng quốc tế, nhằm đối phó với những thách thức an ninh phi truyền thống.

Theo đó, để đối phó với các nguy cơ của biến đổi khí hậu, tại Hội nghị, Chính phủ Nhật Bản đã công bố khoản tài trợ trị giá 1,5 tỷ USD cho Quỹ Khí hậu xanh. Điều đáng nói là, động thái này diễn ra ngay sau khi Tổng thống Mỹ Barack Obama cho biết, sẽ cung cấp cho Quỹ Khí hậu xanh khoản tiền lên tới 3 tỷ USD. Những cam kết này thể hiện quyết tâm của các nền kinh tế lớn nhất thế giới trong việc đạt được một hiệp định toàn cầu về chống biến đổi khí hậu trong năm 2015.

Chương trình nghị sự của Hội nghị cũng dành nhiều thời gian để bàn thảo về dịch bệnh Ebola và các nhà lãnh đạo G20 đã thống nhất với một tuyên bố khẳng định quyết tâm huy động mọi nguồn lực để dập tắt dịch bệnh chết người này như giải quyết những chi phí nhân đạo và kinh tế trong trung hạn. Các nước G20 kêu gọi, Nhóm Ngân hàng Thế giới (WBG) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) tiếp tục ủng hộ mạnh mẽ cho các nước bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Ebola, tiếp tục thông qua các khoản vay ưu đãi, giảm nợ và trợ cấp, để ngăn chặn sự lây lan của dịch Ebola và giảm bớt gánh nặng cho Guinea, Liberia và Sierra Leone, những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch bệnh này.

Tìm giải pháp cho khủng hoảng Ukraine

Bên cạnh vấn đề về kinh tế toàn cầu, cuộc khủng hoảng Ukraine là nội dung được quan tâm tại Hội nghị G20 lần này với hàng loạt các cuộc gặp song phương và đa phương bên lề nhằm tìm ra một giải pháp giúp tháo gỡ thế bế tắc hiện nay. 

Tại cuộc gặp giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin với giới chức Tổng thống Pháp Francois Hollande, Thủ tướng Anh David Cameron, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker, các nhà lãnh đạo cho rằng, đã đến lúc cần khôi phục mối quan hệ giữa Nga và phương Tây, áp dụng những biện pháp hiệu quả nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng Ukraine, điều này sẽ tạo cơ hội loại bỏ những quan điểm đối đầu giữa các bên về quốc gia Đông Âu này. Tiếp nối cuộc gặp giữa lãnh đạo Mỹ, Nhật Bản, Australia hôm 15/11 để bàn về cuộc khủng hoảng Ukraine, Thủ tướng Đức Angela Merkel hôm 16/11 đã có cuộc gặp với lãnh đạo Mỹ, Anh và Pháp để thảo luận về tình hình quốc gia Đông Âu này.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Ninh Bình: kiểm tra công tác ứng phó với bão số 3

Ninh Bình: kiểm tra công tác ứng phó với bão số 3

22 Jul, 02:19 PM

Kinhtedothi - Trước diễn biến phức tạp, khó lường của cơn bão số 3, ngày 22/7, ông Mai Văn Tuất, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Ninh Bình đã đi kiểm tra công tác triển khai ứng phó với bão số 3 và mưa lũ, phương án vận hành tràn Lạc Khoái trên địa bàn xã Gia Phong và cống Quang Hiển, phường Yên Sơn.

Phường Khương Đình: khắc phục các hạng mục xuống cấp, bảo đảm an toàn cho người dân

Phường Khương Đình: khắc phục các hạng mục xuống cấp, bảo đảm an toàn cho người dân

22 Jul, 12:29 PM

Kinhtedothi - Sau khi đi kiểm tra hệ thống tiêu thoát nước, khả năng chống tràn, Chủ tịch UBND phường Khương Đình Nguyễn Sĩ Đoàn đã giao nhiệm vụ cho phòng Kinh tế, Hạ tầng và Đô thị cùng các đơn vị liên quan nhanh chóng có phương án khắc phục các hạng mục xuống cấp, bảo đảm an toàn cho cư dân khi có mưa lớn.

Sơn La họp khẩn, triển khai ứng phó bão số 3

Sơn La họp khẩn, triển khai ứng phó bão số 3

22 Jul, 10:47 AM

Kinhtedothi - Sáng 22/7, ông Nguyễn Thành Công, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự tỉnh Sơn La đã chủ trì cuộc họp trực tuyến về giải pháp ứng phó với bão số 3. Cuộc họp có sự tham dự của đại diện các sở, ngành và lãnh đạo 75 xã, phường trên địa bàn tỉnh.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ