Sau hơn 10 năm khi được UBND TP Hà Nội chấp thuận xây dựng Công viên Yên Sở theo hình thức BT do Gamuda Land Việt Nam, thuộc Tập đoàn Gamuda Berhad (Malaysia) làm chủ đầu tư, đơn vị này đã chuyển hóa nhiều khu vực đất trũng không sản xuất được trở thành vùng đất đáng sống. Dưới đây là những chia sẻ của Tổng Giám đốc Gamuda Land Việt Nam Dennis Ng.Tái sinh một môi trường sốngKhái niệm về “rốn nước” thực ra không quá ghê gớm như tưởng tượng khi lần đầu tiên chúng tôi bước chân vào Hà Nội, vì phía Nam Hà Nội là một khu vực khá bằng phẳng, Chính phủ đang thực hiện mọi sáng kiến để tránh sự cố ngập lụt. Các sáng kiến về cơ bản là quản lý hệ thống dòng chảy của sông Hồng về phía Nam để tránh lũ.
Đề xuất từ Gamuda trong việc xây dựng 5 nhà máy xử lý nước thải ở khu vực Yên Sở cũng sẽ giúp TP chống lũ. Kế hoạch đưa ra là sử dụng hồ làm nơi chứa nước dự kiến, hầu hết nước lũ chảy qua TP đều chảy xuống phía Nam và chúng tôi đã quản lý tốt hơn, vì nước đã được làm sạch qua Nhà máy xử lý nước thải Yên Sở, với thực tế là có thể làm sạch hơn hơn 1/3 lượng nước thải ở Hà Nội.
Với điều đó, chúng tôi đã thực tái sinh môi trường sống cho phía Nam Hà Nội, tạo môi trường sống xanh hơn cho cộng đồng cư dân nơi đây, một nơi đáng sống có cộng đồng xã hội. Mọi người đã bắt đầu thích nghi với môi trường này, nơi mà bản thân họ có thể trở thành một phần của cộng đồng. Ở giai đoạn tới, chúng tôi sẽ tạo ra một hệ sinh thái Gamuda bền vững phát triển cùng các dự án bất động sản.Nhưng thực tế, khi đến đây khó khăn đầu tiên mà chúng tôi gặp phải là giải phóng mặt bằng. Sau những nỗ lực, khi có quỹ đất sạch, chúng tôi đã phải làm việc với cộng đồng xung quanh qua các chuyên gia sở tại để tìm hiểu văn hóa Việt Nam. Rất may mắn là chúng tôi được nhiều sự hỗ trợ của Nhà nước và chính quyền các cấp. Sau hơn 10 năm hệ thống luật đã được sửa đổi nhiều nên công việc của chúng tôi đạt được kết quả nhanh chóng hơn. Nhưng khó khăn nhất vẫn là vấn đề liên quan đến văn hóa, ở Malaysia, chúng tôi tự hào là nhà kiến tạo đô thị có tên tuổi nhưng khi sang Việt nam chúng tôi sẽ phải bắt đầu lại từ khác biệt văn hóa đến thể chế.Người Việt coi trọng phong thủy trong nhà ở hay khu vực riêng cho người giúp việc ở, nên chúng tôi phải nghiên cứu xem xét thiết kế cho hợp lý. Người Việt sử dụng nhiều xe máy hơn ô tô, nên chúng tôi cần thiết kế làn đường cho xe máy mà vẫn an toàn cho mọi người di chuyển hay đi dạo bộ trong khu đô thị nhưng các phương tiện khác vẫn di chuyển được mà không gây nguy hiểm. Điểm khác biệt nữa là ở Hà Nội khí hậu có 4 mùa, điều này liên quan đến tiêu chuẩn kỹ thuật của căn nhà để thích ứng được với thời tiết, đồng thời những khác biệt đó thì chúng tôi phải áp dụng công nghệ tiên tiến vào xây dựng, cùng kinh nghiệm trong kiến tạo khu đô thị làm sao để tạo dựng một khu đô thị chất lượng nhất cho người Việt.Hà Nội - "địa thế vàng” cho phát triển bất động sảnChúng tôi dự đoán rằng, dân số trẻ ở Việt Nam đang trong giai đoạn tăng trưởng mạnh và sẽ đạt đến giai đoạn đỉnh cao trong thời gian 10 - 15 năm tới, đặc biệt là tại những đô thị lớn, như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh. Sự thật chứng minh những nghiên cứu của chúng tôi là đúng. Sự phát triển kinh tế Việt Nam đang đi đúng hướng, điều đó thực sự giúp chúng tôi củng cố lập trường của mình để vào Việt Nam phát triển mô hình kinh doanh BĐS với phát triển cơ sở hạ tầng phù hợp, đồng bộ.Những quy hoạch tổng thể của Chính phủ cho Hà Nội nói chung và phía Nam Hà Nội nói riêng là dấu hiệu cho thấy quá trình đô thị hóa đang phát triển. Điều đó thực sự cho chúng tôi cơ hội tham gia vào quá trình này, cùng những thách thức sẽ đến khi quốc gia có nền kinh tế mạnh, quá trình đô thị hóa cao vượt quá 40% tiêu chuẩn. Vì vậy, chúng tôi dự đoán rằng sẽ có ngày càng nhiều người đến Hà Nội để chọn nơi định cư mới, điều này thực sự đi đôi với những gì chúng tôi đã chuẩn bị trước đó.Mặc dù, hiện nay, với sự tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19, thời điểm hiện tại là khó khăn chung của toàn thế giới chứ không chỉ riêng Việt Nam, nhưng chúng tôi vẫn nhìn thấy nhiều tín hiệu tích của Việt Nam nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng trong quá trình phát triển kinh tế, trong đó có lĩnh vực bất động sản. Thứ nhất, là chỉ số kinh tế vĩ mô GDP hay FDI dự báo thấp hơn các năm khác nhưng vẫn đạt mức 2,5% nên chúng tôi thấy triển vọng sáng sủa với nền kinh tế giai đoạn này.
Thứ hai, là chúng tôi cũng nhìn thấy những kế hoạch vĩ mô khi Chính phủ đang cố gắng thực hiện như xây dựng sân bay lớn ở Long Thành, Vân Đồn...; đồng thời ở những khu vực miền Bắc, miền Nam đều đang thấy có nhiều nguồn vốn FDI tiếp tục đổ vào. Chúng tôi tin rằng giá trị bất động sản 2 khu vực này tiếp tục tăng và tin tưởng hoàn toàn vào tương lai xán lạn của thị trường Việt Nam.Dự vào những tín hiệu khả quan như vậy, chúng tôi cũng đã chuẩn bị sẵn kế hoạch phát triển kinh doanh của mình. Trước hết, với những gì Gamuda đã làm được thì chúng tôi vẫn tiếp tục tìm kiếm cơ hội mở rộng dự án đồng thời có thể khẳng định vị thế ở thị trường Việt Nam tốt hơn. Gamuda cũng có khát vọng mở rộng các dự án bất động sản, nếu có thể chúng tôi cũng muốn tham gia vào mảng các khu công nghiệp ở Việt Nam.
Ở Hà Nội thì chúng tôi sẽ tiếp tục phát triển dự án Gamuda City với khái niệm City within the City - Thành phố nằm trong lòng thành phố, chúng tôi muốn biến khu vực này thành khu vực đông đúc dân cư, thành điểm đến mới cho người dân Hà Nội. Mọi người đều thấy được đây là một nơi sống lý tưởng vì có thể tìm kiếm được mọi thứ ở đây.
Với khoảng cách địa lý không quá xa trung tâm, môi trường sống thân thiện hài hòa, hệ sinh thái phù hợp cho cuộc sống phát triển, nên Gamuda sẽ đem đến những gì tinh túy nhất từ tiện ích cho đến sự phát triển công nghệ nhưng vẫn giữ nguyên được sự hài hòa trong khu vực.
"Sự phát triển kinh tế Việt Nam đang đi đúng hướng, điều đó thực sự giúp chúng tôi củng cố lập trường của mình để vào Việt Nam phát triển mô hình kinh doanh bất động sản với phát triển cơ sở hạ tầng phù hợp, đồng bộ." - Tổng Giám đốc Gamuda Land Việt Nam Dennis Ng |