Gần 1 tỷ người sử dụng Telegram
Telegram ra đời năm 2013, sau 10 năm hoạt động nền tảng đã thu hút hơn 900 triệu người dùng hoạt động hàng tháng (năm 2021 là 500 triệu). Công ty hiện có doanh thu hàng trăm triệu USD sau khi giới thiệu tính năng quảng cáo và đăng ký gói trả tiền vào năm 2022.

Cụ thể: Vào năm 2022, nền tảng này đã phát triển theo cấp số nhân sau khi WhatsApp thay đổi cài đặt quyền riêng tư. Telegram nằm trong top 5 ứng dụng được tải xuống nhiều nhất trên toàn thế giới và chiếm gần 9% lưu lượng dữ liệu di động ở Nga.
Theo CEO Durov thì Telegram đang được các nhà đầu tư tiềm năng định giá hơn 30 tỷ USD. CEO này cũng cho biết vì muốn duy trì sự độc lập, ông sẽ loại trừ việc bán nền tảng nhưng đang cân nhắc IPO.
Telegram được người dùng lựa chọn nhờ các tính năng nhắn tin bảo mật mã hóa đầu cuối. Nền tảng đang trở thành công cụ giao tiếp quan trọng cho chính phủ và quan chức cũng như người dùng toàn cầu.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cảnh báo Telegram không được kiểm duyệt nên sẽ tạo cơ hội để tội phạm, lừa đảo hoạt động hay phát tán những thông tin cực đoan, sai lệch.
Năm ngoái, Na Uy đã cấm Telegram khỏi các thiết bị công của chính phủ với lo ngại về 'nguồn gốc từ Nga". Bên cạnh đó, một tòa án ở Brazil cũng đã cố gắng cấm ứng dụng này với lý do Telegram từ chối tiết lộ thông tin về các tài khoản cáo buộc là "tân phát xít".

Cảnh báo phần mềm độc hại ẩn nấp trên Telegram và AWS
Kinhtedothi - Công ty bảo mật toàn cầu Checkmarx vừa phát hiện phần mềm độc hại, chuyên dùng để đánh cắp thông tin cá nhân của người dùng Telegram Messenger và Amazon Web Services (AWS).

Facebook “bắt chước” tính năng của Telegram
Kinhtedothi - Ông chủ Meta, Mark Zuckerberg thông báo sẽ mang tính năng Kênh thông báo (Broadcast Channels) đến với Facebook và Messenger.

Cách lưu trữ không giới hạn dung lượng trên Telegram
Kinhtedothi - Telegram là ứng dụng nhắn tin phổ biến hiện nay với khả năng bảo mật cao cũng như tính năng lưu trữ file không giới hạn.