Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Gần 900 cán bộ từ tỉnh Đắk Nông và Bình Thuận đến Lâm Đồng làm việc

Kinhtedothi – Theo thống của UBND tỉnh Lâm Đồng, có gần 900 cán bộ, công chức, viên chức của 2 tỉnh Bình Thuận và Đắk Nông đến tỉnh Lâm Đồng làm việc.

Theo số liệu, hiện có khoảng 2.200 cán bộ, công chức, viên chức của 2 tỉnh Đắk Nông và Bình Thuận. Sau khi giảm 20% số lượng công chức còn khoảng 1.760 công chức.

Trong đó có khoảng 50% cán bộ, công chức, viên chức sẽ đến tỉnh Lâm Đồng làm việc là khoảng 880 người, 50% số còn lại dự kiến tiếp tục bố trí làm việc tại trụ sở hành chính tại các địa phương.

Trung tâm hành chính, chính trị của tỉnh Lâm Đồng mới sẽ được đặt tại TP Đà Lạt.

Cụ thể nhóm cán bộ lãnh đạo là Thường vụ Tỉnh ủy của 2 tỉnh là 28 người; nhóm cán bộ lãnh đạo là Giám đốc, thủ trưởng các sở, ngành; cấp phó của các sở, ngành: 129 người; trong đó: Bình Thuận: 67 người; Đắk Nông: 62 người.

Nhóm cán bộ, công chức còn lại gồm trưởng, phó và chuyên viên các phòng, ban, đơn vị thuộc sở, ngành: 723 người.

Như Báo Kinh tế và Đô thi đưa tin, trước đó, theo Quyết định số 759/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 14/4/2025 về việc phê duyệt đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng tổ chức chính quyền địa phương hai cấp, ba tỉnh gồm Đắk Nông, Bình Thuận và Lâm Đồng sẽ được sáp nhập thành một đơn vị hành chính mới mang tên tỉnh Lâm Đồng.

Trung tâm hành chính tỉnh Lâm Đồng.

Sau khi sáp nhập ba tỉnh Đắk Nông, Bình Thuận và Lâm Đồng thì TP Đà Lạt được chọn làm trung tâm hành chính, chính trị của tỉnh Lâm Đồng mới.

Tỉnh Lâm Đồng mới có tổng diện tích tự nhiên khoảng 24.233km², với quy mô dân số hơn 3,32 triệu người.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh Lâm Đồng đang khẩn trương phối hợp với tỉnh Đắk Nông và tỉnh Bình Thuận xây dựng đề án sáp nhập; chuẩn bị các điều kiện để tiếp nhận cán bộ, công chức tới làm việc.

Bình Thuận, Lâm Đồng, Đắk Nông phối hợp chặt chẽ triển khai xây dựng chính chuyền địa phương 2 cấp

Bình Thuận, Lâm Đồng, Đắk Nông phối hợp chặt chẽ triển khai xây dựng chính chuyền địa phương 2 cấp

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Hà Nội ban hành danh mục di tích, di sản, công trình cần bảo vệ theo Luật Thủ đô

Hà Nội ban hành danh mục di tích, di sản, công trình cần bảo vệ theo Luật Thủ đô

29 Apr, 02:20 PM

Kinhtedothi - Ngày 29/4, tại Kỳ họp chuyên đề (Kỳ họp thứ 22), HĐND TP Hà Nội đã nhất trí thông qua Nghị quyết Ban hành Danh mục các khu vực, di tích, di sản, công trình cần tập trung nguồn lực để bảo vệ, phát huy giá trị văn hóa; danh mục ô phố, tuyến phố đặc trưng, có giá trị văn hóa, lịch sử, danh mục công trình kiến trúc có giá trị để phục hồi, bảo vệ, phát huy giá trị trên địa bàn TP Hà Nội (thực hiện khoản 3, khoản 4 Điều 21 của Luật Thủ đô 2024).

Hà Nội chi hỗ trợ đặc thù, nâng cao chất lượng phục vụ hành chính công

Hà Nội chi hỗ trợ đặc thù, nâng cao chất lượng phục vụ hành chính công

29 Apr, 02:19 PM

Kinhtedothi - Ngày 29/4, tại Kỳ họp chuyên đề (Kỳ họp thứ 22), HĐND TP Hà Nội đã thông qua Nghị quyết quy định nội dung chi, mức chi, mức hỗ trợ đặc thù nhằm nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp khi thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công trên địa bàn TP Hà Nội.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ