Lãnh đạo Sở Y tế và Mặt trận Tổ quốc TP Hà Nội tiếp nhận 50.000 bộ lấy mẫu xét nghiệm Covid-19, tương đương 5 tỷ đồng từ đại diện Vinamilk. Ảnh: Thúy Nga |
Để lại những ấn tượng đẹpThực tế cho thấy, mọi chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước phải xuất phát từ lợi ích, nguyện vọng chính đáng của Nhân dân; đồng thời phải động viên, tổ chức Nhân dân tham gia vào quá trình thực hiện, mới mang lại hiệu quả tốt nhất. Như nguyên Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng đã nói, làm tốt công tác dân vận chính là làm tốt công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị. Trong đó, chú trọng công tác dân vận cơ quan Nhà nước, nhất là công tác dân vận chính quyền, bởi đây là nơi quyết định cũng là nơi thực hiện chính sách pháp luật, phải nâng cao đạo đức công vụ, đẩy mạnh cải cách hành chính để phục vụ người dân và DN.Nhìn từ Hà Nội năm vừa qua có thể thấy, công tác dân vận của hệ thống chính trị TP luôn gắn với nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị. Nội dung và phương thức tiến hành công tác dân vận được tăng cường, đổi mới theo hướng sâu sát cơ sở, đẩy mạnh đối thoại, vận động, thuyết phục, hạn chế các biện pháp hành chính trong giải quyết các vụ việc phát sinh trong Nhân dân. Hệ thống dân vận các cấp đã tập trung vận động Nhân dân thực hiện nghiêm các chỉ đạo của T.Ư và TP về phòng, chống dịch Covid-19; tích cực tham gia ủng hộ Quỹ phòng, chống dịch Covid-19 của TP cũng như hỗ trợ đồng bào miền Trung bị ảnh hưởng bởi bão, lũ…Hình ảnh lãnh đạo cấp ủy, chính quyền các cấp từ TP đến cơ sở đi tuyên truyền, vận động sâu sát tại những khu vực bị phong tỏa khi có người bị Covid-19 đã để lại những ấn tượng đẹp trong Nhân dân, góp phần quan trọng để TP an toàn, vững vàng vượt qua đại dịch. Bên cạnh đó, hệ thống dân vận TP cũng tập trung nắm bắt tình hình nhân dân, nhất là tại các địa bàn phức tạp. Năm 2020, TP đã tổ chức hai hội nghị đối thoại cấp TP, 113 hội nghị cấp quận, huyện, thị xã, 982 hội nghị cấp xã, phường, thị trấn, qua đó giúp tháo gỡ, giải quyết nhiều vướng mắc cụ thể, tăng chỉ số niềm tin trong Nhân dân.Không hình thứcCác cơ quan Nhà nước cũng đẩy mạnh tuyên truyền các quy chế, quy định về chức trách, nhiệm vụ của cán bộ, công chức; tham mưu đổi mới phương pháp triển khai Năm Dân vận khéo 2020. Phong trào này đã tạo sức lan tỏa rộng khắp trên các lĩnh vực, gắn với các cuộc vận động, các phong trào thi đua như “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”... và phát huy hiệu quả trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa - xã hội... Điển hình như các mô hình “Dân vận khéo” trong xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh đã giúp tuyên truyền, vận động nông dân hiến đất mở đường, dồn điền đổi thửa, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Cùng với đó, các mô hình “Dân vận khéo” trong lĩnh vực văn hóa - xã hội phát huy hiệu quả trong xây dựng đời sống văn hóa, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh...Trên cơ sở kết quả đã có, yêu cầu tiếp tục đổi mới công tác dân vận, hướng mạnh về cơ sở, gần dân, sát dân hơn, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng để tuyên truyền, vận động, tạo sự đồng thuận, nhất trí cao trong thực hiện các nhiệm vụ. Qua công tác dân vận, để cán bộ, đảng viên trọng dân, gần dân, có trách nhiệm với dân. Tạo ra chuyển biến thật sự trong công tác một cách khoa học, thực chất để kịp thời tham mưu giải quyết các vấn đề bức xúc trong đời sống, tránh hình thành các điểm nóng về an ninh trật tự xã hội.