Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Gắn văn hóa với công chúng và thị trường

Linh Anh
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - “Thực tiễn, kinh nghiệm thế giới cho thấy, nếu có được thể chế, chính sách và tổ chức thực hiện tốt, hoạt động văn hóa không chỉ là “tiêu tiền” mà còn đóng góp lớn cho ngân sách quốc gia” - Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng đã nhấn mạnh tại Hội nghị Văn hóa 2022.

...  đó cũng chính là vấn đề khiến người hoạch định chính sách, quản lý văn hóa trăn trở.

Căn cơ từng giải pháp

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn khẳng định, hoàn thiện thể chế, chính sách, khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, phát huy giá trị văn hóa sức mạnh con người Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, hội nhập quốc tế, trở thành một trong những nhiệm vụ trọng tâm, đột phá chiến lược trong giai đoạn hiện nay.

“Tuy nhiên, văn hóa vẫn chưa được các cấp, các ngành nhận thức một cách sâu sắc và chưa được quan tâm đầy đủ, tương xứng với kinh tế. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý văn hóa có lúc còn lúng túng, chậm trễ, nhất là trong việc thể chế hóa các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng về văn hóa. Đầu tư cho văn hóa chưa đúng mức, còn dàn trải, hiệu quả chưa cao” - Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội bày tỏ.

Trình diễn áo dài Việt trên không gian phố đi bộ quanh hồ Hoàn Kiếm. Ảnh: Công Hùng
Trình diễn áo dài Việt trên không gian phố đi bộ quanh hồ Hoàn Kiếm. Ảnh: Công Hùng

Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương Nguyễn Xuân Thắng cho rằng, hiện nay chiến lược và nguồn lực cho phát triển văn hóa chưa đồng bộ với phát triển ngành và chưa đặt trong sự phát triển tổng thể của quốc gia, vùng miền và địa phương.

Chính vì vậy, chúng ta cần đẩy nhanh quá trình thể chế hóa đường lối, quan điểm, chủ trương của Đảng thành luật pháp và các chính sách cụ thể, khả thi về phát triển văn hoá; trao quyền tự chủ nhiều hơn đối với các tổ chức, cá nhân trong hoạt động văn hóa. Giải quyết hài hòa, kết hợp giữa phát triển sự nghiệp văn hóa công ích với phát triển các ngành kinh doanh văn hóa… sửa đổi, bổ sung những nội dung không còn phù hợp, gây cản trở, trì hoãn việc xây dựng, hình thành những giá trị văn hóa mới, tốt đẹp.

“Đổi mới cơ chế hỗ trợ đầu tư, không cào bằng, có nhiều hình thức tôn vinh xứng đáng những người giỏi, khuyến khích mọi tài năng, thực sự coi trọng

 

Văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội. Thể chế, chính sách về văn hóa vừa phải có cái riêng, vừa phải được lồng ghép trong thể chế, chính sách về kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, xây dựng Đảng, với tư cách văn hóa là nền tảng, đồng thời là mục tiêu của các lĩnh vực này, phù hợp với định hướng xã hội chủ nghĩa, phục vụ đắc lực cho nhiệm vụ xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, đảm bảo con người có đời sống ấm no, tự do, hạnh phúc và phát triển…

Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng

Để hoàn thiện chính sách huy động các nguồn lực cho phát triển văn hóa cần phát huy đầy đủ nguồn lực của nhà nước, DN và xã hội, cả trong nước và ngoài nước, cần thống nhất kiến nghị 7 nhóm nhiệm vụ giải pháp cần tập trung làm ngay. Bên cạnh việc sớm xây dựng Chương trình mục tiêu Quốc gia về phát triển văn hóa, tập trung triển khai có hiệu quả Chiến lược, chương trình, đề án về xây dựng văn hóa công sở, văn hóa học đường, văn hóa DN, ngoại giao văn hóa… cũng cần đổi mới cơ chế hoạt động, nhất là cơ chế tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực văn hóa để thu hút, sử dụng nguồn lực hiệu quả hơn; chú trọng các cơ chế, chính sách phát huy, tạo điều kiện, khuyến khích, năng lực sáng tạo của các chủ thể văn hóa.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ

động lực sáng tạo văn hóa. Phấn đấu có nhiều sản phẩm văn hóa có giá trị nghệ thuật cao, sức lay động lớn, cổ vũ sự nghiệp đổi mới xây dựng đất nước, làm lan tỏa các giá trị tốt đẹp của Đảng, của đất nước và con người Việt Nam. Tìm kiếm mọi điều kiện mở rộng đầu ra, tăng cường quảng bá tác phẩm, đưa sản phẩm văn hóa đến đông đảo mọi tầng lớp Nhân dân...”- Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa đưa ra giải pháp.

Cần xóa bỏ cơ chế xin - cho trong văn hóa

Theo Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương Nguyễn Xuân Thắng: “Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của phát triển văn hóa hiện nay là xử lý hài hòa mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển”. Công nghiệp văn hóa trong nền kinh tế thị trường không phải là lĩnh vực thuần túy tinh thần, phi sản xuất, phi lợi nhuận, không phải là lĩnh vực “chỉ biết tiêu tiền”. Thay vào đó, văn hóa là lĩnh vực trực tiếp mang lại lợi ích kinh tế, nhiều giá trị gia tăng nhờ đa dạng hóa sản phẩm văn hóa gắn với sản xuất và du lịch, thúc đẩy tăng trưởng bền vững.

GS Từ Thị Loan - Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo, Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam cũng nhận định, hàng hóa văn hóa không nhằm thương mại hóa, làm tổn hại giá trị, nhân văn của văn hóa. Ngược lại, nó đem đến những cơ hội để chuyên nghiệp hóa, hỗ trợ người làm văn hóa xây dựng mối quan hệ thiết thực và gắn bó hơn với thị trường và công chúng, tạo thêm nguồn thu thông qua thực hành và hợp tác về văn hóa, nâng cao vai trò và giá trị của văn hóa trong xã hội. Để khai thác công nghiệp văn hóa, GS Từ Thị Loan cho rằng cần chuyển từ cơ chế “xin – cho” sang cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong đơn vị sự nghiệp công lập. Từ cơ chế quản lý theo kiểu quan liêu, duy ý chí sang cơ chế kinh tế thị trường trong tất cả khâu như sáng tạo, sản xuất, lưu thông, phân phối.

Theo Bộ trưởng Bộ VHTT&DL Nguyễn Văn Hùng, các quy định pháp luật về huy động nguồn lực cho thấy văn hóa chưa hoàn toàn là ngành nghề được ưu tiên, khuyến khích. Phát triển văn hóa gặp phải các “điểm nghẽn”, “rào cản” từ chính nhận thức xã hội và các quy định của pháp luật chưa theo kịp đòi hỏi từ thực tế sinh động. Các quy định của pháp luật hiện hành về huy động nguồn lực cho thấy văn hóa chưa hoàn toàn là ngành nghề được ưu tiên, khuyến khích, như Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) năm 2020 quy định chỉ có 5 lĩnh vực được áp dụng đầu tư theo phương thức PPP, trong đó không có lĩnh vực văn hóa. Hoặc Luật Thuế thu nhập DN quy định các khoản chi được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế là các khoản tài trợ cho giáo dục, y tế, nghiên cứu khoa học, khắc phục hậu quả thiên tai… không có lĩnh vực văn hoá, nhất là hỗ trợ và đầu tư cho lĩnh vực văn hoá và thể thao.

Để phát huy được sức mạnh, vai trò của văn hóa, Ban Tuyên giáo T.Ư đề nghị Quốc hội sớm ban hành Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa; đồng thời, cùng với Chính phủ tiếp tục quan tâm, tăng mức đầu tư cho văn hóa trong tổng chi ngân sách Nhà nước hàng năm...