Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

GDP 6 tháng tăng 4,9%: Tăng trưởng để phục hồi

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Theo Tổng cục Thống kê, GDP 6 tháng đầu 2013 chỉ tăng khoảng 4,9% so với cùng kỳ năm trước. Đây là mức tăng thấp nhất so với 6 tháng đầu của 10 năm qua.

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng đây là kết quả thực chất và tất yếu để có cái nhìn thấu đáo hơn những chuyển động tích cực và bền bỉ, hứa hẹn triển vọng phát triển của 6 tháng cuối năm.
 
Từ chỉ số không mong đợi này, có chuyên gia đầu ngành nhận xét rằng, kinh tế Việt Nam “đang ở đáy của hình chữ U”. Song, cũng có nhận xét khác, như Vụ trưởng Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân (Bộ KH&ĐT), ông Bùi Hà, thì đây là “mức tăng hợp lý” trong bối cảnh phải ưu tiên tập trung thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.
 
Ngoài ra, còn có ý kiến cho rằng, đối với một nền kinh tế lâu nay vẫn tăng trưởng chủ yếu bằng vốn đầu tư, thì riêng việc giảm khối lượng vốn đầu tư toàn xã hội dưới mức 30% GDP như 6 tháng qua, thì việc GDP tăng thấp như vậy cần được nhìn nhận là một kết quả thực chất và tất yếu.
 
Bởi, nếu để thực hiện bằng được mục tiêu tăng trưởng kinh tế đã đề ra (5,5%) thì không có cách nào hiệu ứng nhanh nhạy hơn là “đổ vốn ra đầu tư”, như Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Đỗ Thức đã nhận định. Tuy nhiên, vẫn theo ông Đỗ Thức, với đà hiện nay, tăng trưởng kinh tế 6 tháng cuối năm 2013 có thể đạt khoảng 5,6% để GDP cả năm tăng khoảng 5,2% (cố gắng đạt cao hơn mức 5,03% của năm trước).  
 
Thực tế cho thấy, GDP tăng trưởng cao hay thấp trong một năm chưa phải là cốt yếu nhất. Nếu GDP tăng trưởng cao đồng thời với sự leo thang của chỉ số giá tiêu dùng (CPI) thì các hệ lụy xảy ra còn tác hại nặng nề hơn. Bởi vậy, nhiều chuyên gia kế hoạch và đầu tư cho rằng, trong tình hình tạm coi là “bĩ cực” hiện nay, cần có “đôi mắt” thấu đáo những chuyển động bền bỉ và tích cực, hứa hẹn triển vọng phát triển vững vàng trong 6 tháng tới cũng như khả năng tăng tốc từ năm sau.
 
Một thực tế khách quan, thể hiện sự phục hồi của nền kinh tế chính là kết quả thu hút trên 10,5 tỷ USD vốn FDI mới đăng ký trong 6 tháng qua, tăng khoảng 16% so với cùng kỳ năm 2011 (theo Cục Đầu tư nước ngoài). Đó cũng chính là sự khôi phục niềm tin của các nhà đầu tư nước ngoài đối với tình hình kinh tế vĩ mô ở Việt Nam.
 
Kim ngạch xuất khẩu 6 tháng đầu 2013 ước đạt 62 tỷ USD, tăng hơn 16% so với 6 tháng đầu năm 2012 và nhập siêu 6 tháng chỉ ở mức 1,4 tỷ USD. Rõ ràng, năng lực xuất khẩu hàng hoá vẫn được duy trì vững chắc, mặc dù không ít mặt hàng nông - thuỷ sản chủ lực tạm thời bị giảm sút cả về khối lượng lẫn giá trị, đây được coi là diễn biến bình thường mang tính thời vụ trên thương trường.
 
Thêm vào đó là sự hồi phục kinh tế còn thể hiện rõ qua chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) thời gian qua, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) quý II/2013 tăng 6%, cao hơn khá nhiều so với mức tăng 4,5% trong quý I/2013.
 
Hơn nữa, theo Bộ KH&ĐT, số doanh nghiệp trở lại hoạt động mỗi tháng một đông, cụ thể, tháng 4 có 8.300 doanh nghiệp; tháng 5 là  8.800 doanh nghiệp và tháng 6 đã có tới 9.300 doanh nghiệp. Đồng thời, số doanh nghiệp đăng ký mới trong tháng 5 đã tăng 4,8%, sang tháng 6 tăng 7,8% so với tháng trước, khác hẳn tình hình từ tháng 4/2013 trở về trước, khi doanh nghiệp mới ngày một ít, còn doanh nghiệp “ốm” ngày một tăng thêm.   
 
Với những chuyển biến khả quan nêu trên, bước vào nửa năm còn lại của năm 2013, kinh tế Việt Nam đang có những thuận lợi rất cơ bản, từng bước vươn lên và thoát ra khỏi tình trạng trì trệ vừa qua.
 
GDP quý I tăng 4,76%, GDP quý II tăng 5%, vượt trội những 0,24 điểm phần trăm so với quý trước. Đây được coi là tiền đề quan trọng, là điểm xuất phát quan trọng để kinh tế 6 tháng cuối năm vươn lên thang bậc cao