80 năm cách mạng tháng 8 và Quốc Khánh
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

GDP cả nước ước tính tăng 6,5%

Kinhtedothi - Tổng sản phẩm trong nước (GDP) 9 tháng năm 2015 ước tính tăng 6,5% so với cùng kỳ năm 2014, trong đó quý I tăng 6,12%; quý II tăng 6,47%; quý III tăng 6,81%.
Trong mức tăng 6,5% của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,08%, đóng góp 0,36 điểm phần trăm; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 9,57%, đóng góp 3,12 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 6,17%, đóng góp 2,38 điểm phần trăm.
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, ngành lâm nghiệp đạt mức tăng cao nhất với 7,89% so với cùng kỳ năm 2014, đóng góp 0,06 điểm phần trăm vào mức tăng chung do sản lượng gỗ khai thác tăng cao ở mức 11,8%; ngành thủy sản tăng 2,11%, đóng góp 0,07 điểm phần trăm.

Riêng ngành nông nghiệp chỉ tăng 1,77%, đóng góp 0,23 điểm phần trăm, nguyên nhân chủ yếu do ảnh hưởng của thời tiết không thuận, giá cả một số vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp không ổn định và có xu hướng tăng nên sản lượng lúa đạt thấp (Ước tính sản lượng lúa cả năm 2015 đạt 45,1 triệu tấn, chỉ tăng 0,3% so với năm 2014).

Trong khu vực công nghiệp và xây dựng, ngành công nghiệp tăng 9,69% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn nhiều mức tăng cùng kỳ của một số năm gần đây, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo đạt mức tăng cao với 10,15%, góp phần quan trọng vào mức tăng trưởng chung (đóng góp 1,58 điểm phần trăm); ngành khai khoáng tăng 8,15%. Ngành xây dựng 9 tháng tăng 9,00%, là mức tăng cao nhất trong 5 năm gần đây.

Trong khu vực dịch vụ, một số ngành dịch vụ kinh doanh có mức tăng cao hơn cùng kỳ năm trước. Ngành bán buôn và bán lẻ; sửa chữa vật phẩm tiêu dùng tăng 8,4%; ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng 3,83%; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 6,7%.

Tính đến thời điểm 21/9, tăng trưởng tín dụng tăng 10,78% so với cuối năm 2014. Hoạt động kinh doanh bất động sản có cải thiện hơn, đạt mức tăng 2,9% (cao hơn mức tăng 2,71% của cùng kỳ năm trước).

Các ngành dịch vụ không kinh doanh có mức tăng thấp hơn mức tăng của cùng kỳ năm 2014 do cơ bản ổn định biên chế, tiết kiệm chi thường xuyên, giá dịch vụ y tế, giáo dục không điều chỉnh trên diện rộng...

Về cơ cấu nền kinh tế 9 tháng năm nay, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 16,30%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 33,09%; khu vực dịch vụ chiếm 40,52%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 10,09%.

Xét về góc độ sử dụng GDP 9 tháng, tiêu dùng cuối cùng tăng 9,07% so với cùng kỳ năm 2014, đóng góp 7,31 điểm phần trăm vào mức tăng chung; tích lũy tài sản tăng 8,08%, đóng góp 2,62 điểm phần trăm; chênh lệch xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ làm giảm 3,43 điểm phần trăm của mức tăng trưởng chung.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Cán bộ Công đoàn phải là người kiến tạo các sản phẩm truyền thông thiết thực, hiệu quả

Cán bộ Công đoàn phải là người kiến tạo các sản phẩm truyền thông thiết thực, hiệu quả

18 Jul, 09:36 PM

Kinhtedothi - Chiều 18/7, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam Việt Nam Ngọ Duy Hiểu, Trưởng đoàn khảo sát số 1 của Tổng LĐLĐ Việt Nam đã làm việc với LĐLĐ TP Hà Nội về chuyên đề tình hình triển khai công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng, pháp luật cho công nhân (giai đoạn 2018-2025).

Thủ tướng: Tháo gỡ vướng mắc cho gần 3.000 dự án tồn đọng với tinh thần '6 rõ'

Thủ tướng: Tháo gỡ vướng mắc cho gần 3.000 dự án tồn đọng với tinh thần '6 rõ'

17 Jul, 11:16 PM

Kinhtedothi - Chiều 17/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị toàn quốc sơ kết, đánh giá kết quả thực hiện việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án, đất đai theo Kết luận số 77-KL/TW ngày 2/5/2024 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 170/2024/QH15 ngày 30/11/2024 của Quốc hội và triển khai ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính trị về rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án tồn đọng trên phạm vi cả nước.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ