Tuy nhiên, tuy tốc độ tăng cao hơn, nhưng giá trị 1% tăng lên của Việt Nam thấp hơn, do đó, mức chênh lệch tuyệt đối GDP bình quân đầu người của Việt Nam so với các nước đó vẫn ngày một lớn hơn về mặt tuyệt đối và vẫn nằm trong trạng thái tụt hậu xa hơn.
Đạt được kết quả trên có nguyên nhân do quy mô kinh tế tính bằng VND theo giá so sánh năm 2014 lớn gấp 4,8 lần năm 1990. Nếu tính bằng USD theo tỷ giá hối đoái, thì năm 2014 cao gấp 24 lần năm 1988. Có nguyên nhân do tốc độ tăng dân số bình quân năm thời kỳ 1991 - 2014 chậm lại so với thời kỳ 1976 - 1988 (tăng 1,33% so với tăng 2,26%).
Một nguyên nhân khác cần nói đến là, do tốc độ tăng giá USD thấp xa so với tốc độ tăng giá tiêu dùng trong thời kỳ 1991 - 2014 (tăng 4,67%/năm, so với 9,77%/năm). Tỷ giá tăng chậm do lượng ngoại tệ vào Việt Nam đạt khá. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện từ 1991 đến nay đạt 132,7 tỷ USD. Vốn ODA giải ngân từ 1993 đến nay đạt 54 tỷ USD.
Vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài (FII) ước đạt 14 tỷ USD. Lượng kiều hối từ 1993 đến nay ước đạt khoảng 100 tỷ USD. Chi tiêu của khách quốc tế đến Việt Nam ước từ 2005 đến nay đạt trên 48 tỷ USD…
Tuy nhiên, việc tính theo tỷ giá hối đoái chỉ để tính theo số thực thu, nằm trong quan hệ thanh toán. Để so sánh với các nước, còn phải tính theo tỷ giá sức mua tương đương (PPP). Theo cơ sở dữ liệu "các chỉ số phát triển của thế giới" của Ngân hàng Thế giới, GDP bình quân đầu người năm 2013 của Việt Nam tính bằng USD theo tỷ giá hối đoái là 1.907 USD/người.
Theo tỷ giá sức mua tương đương là 5294 USD/người (ước tính cho năm 2014 đạt khoảng 5.700 USD/người). Như vậy, nếu so về tốc độ, những nước có xuất phát thấp như Việt Nam, thì tốc độ tăng thường cao hơn so với những nước phát triển cao hơn. Do vậy, tỷ lệ so sánh % thường cao lên, từ đó dễ chủ quan do dễ bị nhầm lẫn là không bị tụt hậu xa hơn.
Tuy tốc độ tăng cao hơn, nhưng giá trị 1% tăng lên của Việt Nam thấp hơn, do đó, mức chênh lệch tuyệt đối GDP bình quân đầu người của Việt Nam so với nhiều nước, đặc biệt là một số nước trong khu vực vẫn ngày một lớn hơn về mặt tuyệt đối và vẫn nằm trong trạng thái tụt hậu xa hơn.
Nhìn tổng quát, tỷ lệ giữa GDP Bình quân đầu người tính bằng USD theo tỷ giá hối đoái hay tỷ giá sức mua tương đương của Việt Nam so với các nước năm 2014 đều cao hơn so với năm 2005. Nhưng về chênh lệch, mức tuyệt đối của Việt Nam so với các nước thì năm 2014 đều lớn hơn năm 2005. Vấn đề đặt ra là cần sớm hồi phục tăng trưởng trên cơ sở đổi mới lần 2, ổn định tỷ giá...
Dây chuyền sản xuất điện thoại di động tại Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam. Ảnh: Thanh Hải
|