Trật tự đô thị được đặt lên hàng đầuAnh Vũ là người Việt đã sinh sống ở Thái Lan từ lâu, cho biết: Nơi đây luôn nhộn nhịp xe cộ cả ngày lẫn đêm. Điều dễ nhận thấy nhất là mặc dù đường khá đông nhưng các xe ô tô luôn chạy đúng làn đường, phần đường của mình, không lấn làn. Do mật độ xe ở Bangkok đông không khác gì Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Vào thời điểm cao điểm xe ùn ứ lên thường xuyên kéo dài hàng km, người tham gia giao thông phải mất hàng giờ mới thoát ra khỏi đám đông, tuy nhiên các xe vẫn đi trật tự đúng phần đường của mình...
|
Giờ cao điểm, trên cao tốc của Thái Lan đường luôn dày đặc xe ô tô. Các phương tiện luôn đi đúng phần đường, làn đường và giữ khoảng cách giữa các xe. |
|
Làn nào cũng đông xe, nhưng không có sự chen lấn giữa các xe. |
Được biết, Luật pháp Thái Lan rất nghiêm nên hầu hết các phương tiện và người tham gia giao thông đều tuân thủ. Nếu là người Việt đi sang Thái Lan phải biết nguyên tắc là “không đi bộ ở những nơi không cho phép”. Vì các phương tiện kể cả chạy trong nội đô cũng được phép chạy với tốc độ cao dù đó là xe máy, ô tô, hay là xe túc túc. Khi không có biển chỉ dẫn dành cho người đi bộ thì lái xe mặc định được đi với tốc độ cao, nên người đi bộ sang đường sẽ rất nguy hiểm, nguy cơ xảy ra tai nạn. Do đó, người đi bộ ở Thái Lan phải tìm đúng điểm chỉ dẫn sang đường hoặc cầu vượt để sang đường. Nếu xảy ra tai nạn do người đi bộ đi sai mà gây hỏng hóc xe của đối phương thì người đi bộ phải đền tiền chứ không giống Việt Nam là “người đi xe đền cho người đi bộ, xe to đền cho xe bé” bất kể là ai sai.
Chính vì luật pháp của Thái Lan rất nghiêm minh nên cảnh sát ít khi phải ra đường điều phối phương tiện tham gia giao thông. Hàng tháng, cảnh sát chỉ xuống đường từ ngày 25 đến 30 mỗi tháng để bắt lỗi, xử phạt xe đi sai làn đường. Còn việc các xe vi phạm luật giao thông đã có các thiết bị ghi hình. Xe nào vi phạm sẽ bị phạt trừ vào tài khoản lương hàng tháng.
Thể hiện văn minh khi tham gia giao thôngTrong 5 ngày ở Thái Lan, phóng viên có dịp đến 2 thành phố du lịch của đất nước Thái Lan là Pattaya và Thủ đông
Bangkok. Cả 2 thành phố rất đông dân và xe cộ chạy nườm nượp suốt ngày đêm. Tuy nhiên, người Thái Lan thể hiện sự văn minh lịch sự khi tham gia giao thông, đó là: Khi người đi bộ sang đường chỉ cần giơ tay xin đường thì dù đó là xe ô tô, xe máy hay xe đạp đều phải dừng lại nhường đường cho người đi bộ sang đường rồi mới đi tiếp.
|
Khi các xe đang lưu thông không ai đi bộ băng qua đường. Nơi đây có đường dành cho người đi bộ, không có đèn báo hiệu giao thông họ tuân thủ hiệu lệnh của cảnh sát giao thông. |
Theo chị Hằng là hướng dẫn viên du lịch của Việt Nam thường xuyên đưa khách du lịch đi Thái Lan, chia sẻ: Điểm đặc biệt ở đường phố của Thái Lan là, dù đông đến mấy thì người tham gia giao thông cũng không bóp còi inh ỏi, những chiếc xe nối đuôi nhau chầm chậm di chuyển trong trật tự. Người đi xe máy đi giữa các làn xe ô tô.
Cũng theo anh Vũ, nếp sống văn minh lịch sự của người Thái xuất phát từ việc họ được giáo dục từ rất nhỏ. Vì 90% dân số Thái Lan theo đạo Phật, vì vậy ngay từ nhỏ họ đã đến chùa nghe giảng kinh kệ, nghe phép nhà phật và rèn luyện cho mình đức tính hiền hòa, nhẫn nhịn, điềm tĩnh. Trong các trường học các em được học luật giao thông, từ đó hình thành văn hóa giao thông từ rất sớm.
Chính phủ Thái Lan ngoài chính sách hỗ trợ cho người mua xe để kích cầu tiêu dùng, còn có chính sách miễn phí cho người nghèo đi xe buýt bất kỳ khi nào và tuyến nào. Đây cũng là thể hiện nét đẹp văn hóa của người Thái Lan trong giao thông, cũng như đối xử của chính quyền với người dân.
Như vậy, sau 2 bài viết về giao thông ở Hong Kong và Thái Lan cho thấy dù ở những nơi mật độ phương tiện giao thông vắng như ở Hong Kong hay đông đến gây ùn tắc đường hàng giờ như ở Băng Cốc thì người tham gia giao thông ở những TP này luôn tuân thủ đúng luật. Ý thức của người tham gia giao thông luôn đặt lên hàng đầu, nó không chỉ mang lại cho đô thị một nét đẹp văn minh, trật tự mà còn thể hiện hình ảnh văn hóa của mỗi người, mỗi địa phương.