Giá cà phê hôm nay 10/5: Những yếu tố đang đẩy giá vào vùng nguy kịch

Văn Thanh
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Giá cà phê hôm nay 10/5 trong khoảng 39.400 - 40.100 đồng/kg. Sàn London mất 3,02%, còn tỷ giá USD neo ở mức cao đã đẩy Arabica giảm 2,07%, thấp nhất trong vòng 6 tháng qua.

Giá cà phê hôm nay 10/5: Những yếu tố đang đẩy giá cà phê vào vùng nguy kịch  
Giá cà phê hôm nay 10/5: Những yếu tố đang đẩy giá cà phê vào vùng nguy kịch  

Tại huyện Di Linh, Lâm Hà, Bảo Lộc (Lâm Đồng) giá cà phê hôm nay được thu mua với mức 39.400 đồng/kg.

Tại huyện Cư M'gar (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay ở mức 40.100 đồng/kg. Tại huyện Ea H'leo (Đắk Lắk), Buôn Hồ (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay được thu mua cùng mức 40.000 đồng/kg.

Tương tự tại tỉnh Đắk Nông, giá cà phê hôm nay thu mua ở mức 40.000 đồng/kg tại Gia Nghĩa và 39.900 đồng/kg ở Đắk R'lấp.

Tại tỉnh Gia Lai, giá cà phê hôm nay ở mức 40.000 đồng/kg (Chư Prông), ở Pleiku và La Grai cùng giá 39.900 đồng/kg.

Còn giá cà phê hôm nay tại tỉnh Kon Tum được thu mua với mức 39.900 đồng/kg. Thị trường cà phê trong nước tiếp tục giảm sâu so với cùng thời điểm sáng qua.

Kết thúc phiên giao dịch gần nhất, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 7/2022 giảm 63 USD/tấn ở mức 2.020 USD/tấn, giao tháng 9/2022 giảm 59 USD/tấn ở mức 2.020 USD/tấn. Trong khi đó trên sàn New York, giá cà phê Arabica giao tháng 7/2022 giảm 4,35 cent/lb, ở mức 206,10 cent/lb, giao tháng 9/2022 giảm 4,4 cent/lb, ở mức 206,05 cent/lb.

Thị trường cà phê thế giới tiếp tục có phiên giảm sâu, mất 2 - 3% trong phiên. Sàn London mất 3,02%, còn tỷ giá USD neo ở mức cao đã đẩy Arabica giảm 2,07%. Kết quả trên đã đẩy Arabica ở mức thấp nhất trong vòng 6 tháng qua.

Ngoài yếu tố tiền tệ, tồn kho đạt chuẩn trên sàn London tăng, thời tiết có mua tại những vùng cà phê trọng điểm của Brazil đã góp phần đề giá cà phê thế giới về gần vùng nguy kịch.

Ngoài ra, nguyên nhân đã làm giá cà phê kỳ hạn sụt giảm phải kể đến áp lực từ vụ mùa năm nay đang thu hoạch ở các vùng Conilon Robusta, và tiếp theo sau sẽ là vùng Arabica.

Trong khi đó cuộc chiến Đông Âu kéo dài, lạm phát vượt mức, kinh tế toàn cầu suy thoái cùng dịch bệnh Covid vẫn còn hoành hành, chính sách phong tỏa của Trung Quốc khiến chuỗi cung ứng toàn cầu vốn đang trì trệ càng thêm nghiêm trọng, làm các nhà đầu tư lo ngại rủi ro tăng cao không chỉ trong ngắn hạn.

Chuyên gia Nguyễn Quang Bình nhận định, các hãng tàu biển cho biết tình trạng ùn ứ hàng và lịch khởi hành tàu viễn dương từ cảng container lớn nhất thế giới là Thượng Hải qua các cảng Seattle (Mỹ) và các cảng chính Châu Âu đã bị kéo dài thêm 4 ngày. Cộng với tình hình chiến sự tại Ukraine ngày càng căng thẳng, nên chuẩn bị tinh thần cho một mùa Hè kém sức mua nhập khẩu từ các nước tiêu thụ. Mùa Hè vốn là thời kỳ tiêu thụ cà phê ít nhất trong năm nay lại càng kém hơn.