Giá cà phê hôm nay 11/9: Liên tục biến động, trong nước vẫn tăng 500 đồng/kg/tuần

Văn Thanh
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Giá cà phê hôm nay 11/9 trong khoảng 47.800 - 48.400 đồng/kg. Thị trường cà phê trên 2 sàn giao dịch liên tục biến động. Các yếu tố chính ảnh hưởng trong tuần là tỷ giá đồng USD, báo cáo nguồn cung tại các nước sản xuất cà phê hàng đầu...

Giá cà phê hôm nay 11/9: Liên tục biến động, trong nước vẫn tăng 500 đồng/kg/tuần 
Giá cà phê hôm nay 11/9: Liên tục biến động, trong nước vẫn tăng 500 đồng/kg/tuần 

Tại huyện Di Linh, Lâm Hà, Bảo Lộc (Lâm Đồng) giá cà phê hôm nay được thu mua với mức 47.800 đồng/kg.

Tại huyện Cư M'gar (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay ở mức 48.400 đồng/kg. Tại huyện Ea H'leo (Đắk Lắk), Buôn Hồ (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay được thu mua cùng mức 48.300 đồng/kg.

Tương tự tại tỉnh Đắk Nông, giá cà phê hôm nay thu mua ở mức 48.300 đồng/kg tại Gia Nghĩa và 48.200 đồng/kg ở Đắk R'lấp.

Tại tỉnh Gia Lai, giá cà phê hôm nay ở mức 48.300 đồng/kg (Chư Prông), ở Pleiku và La Grai cùng giá 48.200 đồng/kg.

Còn giá cà phê hôm nay tại tỉnh Kon Tum được thu mua với mức 48.300 đồng/kg. Thị trường cà phê trong nước hôm nay quay đầu giảm so với cùng thời điểm sáng hôm qua.

Kết thúc phiên giao dịch gần nhất, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 9/2022 giảm 11 USD/tấn ở mức 2.258 USD/tấn, giao tháng 11/2022 giảm 12 USD/tấn ở mức 2.264 USD/tấn. Trong khi đó trên sàn New York, giá cà phê Arabica giao tháng 9/2022 tăng 5,65 cent/lb, ở mức 231,5 cent/lb, giao tháng 12/2022 tăng 6,3 cent/lb, ở mức 228,5 cent/lb.

Tổng kết tuần này, giá cà phê trong nước tăng trung bình 500 đồng/kg; giá cà phê Robusta giao tháng 9/2022 tăng 38 USD/tấn; giá cà phê Arabica giao tháng 9/2022 giảm 1,1 cent/lb. Cà phê thế giới thể hiện sự trái chiều khi Robusta tăng trong khi Arabica tiếp đà giảm.

Mở đầu tuần này, Robusta trên sàn London tiếp nối đà giảm khi sàn New York nghỉ Lễ Lao động Mỹ (Labor day), không giao dịch. Giá vàng và giá dầu thô đảo chiều tăng theo USDX đã đẩy giá cà phê vào thế bất lợi, bất chấp tồn kho tại 2 sàn vẫn còn ở mức thấp.

Sang ngày thứ Ba, ngay sau khi trở lại giao dịch, cà phê Arabica đã giúp 2 sàn cùng phục hồi. Chứng khoán Mỹ đảo chiều sụt giảm trở lại, đồng Bảng Anh tăng giá đã hỗ trợ giá cà phê. Đáng chú ý, giá cà phê hai sàn bật tăng còn có sự góp phần từ báo cáo của Liên đoàn Cà phê Quốc gia (FNC) ở Colombia về sản xuất và xuất khẩu cà phê trong tháng 8/2022.

Theo đó sản lượng cà phê trong tháng 8/2022 của quốc gia này đã tăng 3,72% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên lũy kế sản lượng 11 tháng đầu niên vụ hiện tại 2021/2022 đã đạt tổng cộng 10,8 triệu bao, giảm 10,96% so với cùng kỳ niên vụ trước. Cũng theo FNC, xuất khẩu cà phê tháng 8 đã giảm mạnh tới 22,97% so với cùng kỳ năm trước. Do Colombia là nhà sản xuất và xuất khẩu cà phê Arabica chế biến ướt chất lượng cao hàng đầu thế giới, nên thông tin trên ngày lập tức đã hỗ trợ thị trường đi lên.

Vào ngày giữa tuần, giá cà phê đảo chiều sụt giảm trong một phiên USDX thiết lập mức cao 20 năm, khiến nhà đầu tư hàng hóa nói chung phải vội vàng rời bỏ thị trường.

Phiên giao dịch tiếp theo, 2 sàn diễn biến trái chiều, khi thị trường tiếp tục cấy lãi suất tiền tệ vào Robusta London, và Arabica New York điều chỉnh giảm trước áp lực bán hàng vụ mới của Brazil. Lúc này tỷ giá đồng Real hiện đang ở mức có lợi để họ bán cà phê xuất khẩu.

Trong ngày cuối tuần, thị trường vẫn trái chiều nhưng theo kịch bản ngược lại, Arabica tăng còn Robusta giảm. Đồng Real tăng khiến người Brazil giảm bán cà phê xuất khẩu để trông chờ kết quả khảo sát vụ mùa lần 3 của cơ quan Conab với nhiều nghi ngờ sản lượng vụ mùa năm nay không như kỳ vọng, cho dù là vụ được mùa theo chu kỳ “hai năm một”.

Trong khi đó báo cáo xuất khẩu cà phê tháng 8/2022 của Việt Nam đạt 112.531 tấn (tương đương 1.875.517 bao, bao 60 kg), giảm 1,16% so với tháng trước và giảm 4,0% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên lũy kế xuất khẩu 8 tháng đầu năm dương lịch 2022 đã tăng 15,31% so với kết quả xuất khẩu 8 tháng đầu năm 2021. Đây là thông tin đã khiến giá cà phê Robusta kỳ hạn tại London suy yếu trở lại cho dù báo cáo tồn kho tại sàn vẫn tiếp tục sụt giảm.