Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Giá cà phê hôm nay 18/10: Tăng 200 - 300 đồng/kg so với đầu tuần, kỳ vọng Robusta London vượt mốc 1.300 USD/tấn

Văn Thanh
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Giá cà phê hôm nay 18/10 dao động trong khoảng 31.500 - 32.100 đồng/kg. Cao nhất vẫn ở Đắk Lắk.

Giá cà phê hôm nay 18/10: Tăng 200 - 300 đồng/kg so với đầu tuần, kỳ vọng Robusta London vượt mốc 1.300 USD/tấn
Tại huyện Di Linh (Lâm Đồng) giá cà phê hôm nay được thu mua với mức 31.500 đồng/kg. Tại huyện Bảo Lộc (Lâm Đồng), Lâm Hà (Lâm Đồng) giá cà phê cùng ở mức 31.600 đồng/kg.

Tại huyện Cư M'gar (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay ở mức 32.100 đồng/kg. Tại huyện Ea H'leo (Đắk Lắk), Buôn Hồ (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay được thu mua cùng mức 32.000 đồng/kg.

Tương tự tại tỉnh Đắk Nông, giá cà phê hôm nay thu mua ở mức 31.800 đồng/kg tại Gia Nghĩa và Đắk R'lấp).

Tại tỉnh Gia Lai, giá cà phê hôm nay ở mức 31.700 đồng/kg (Chư Prông), ở Pleiku và La Grai cùng giá 31.800 đồng/kg. Còn giá cà phê hôm nay tại tỉnh Kon Tum được thu mua với mức 31.800 đồng/kg.

Tổng hợp giá cà phê tuần này cho thấy, giá đồng loạt tăng từ 200 - 300 đồng/kg tại các địa phương.

Kết thúc phiên giao dịch cuối tuần, giá cà phê Robusta tại London tiếp tục tăng thêm 9 USD/tấn (0,71%) giao tháng 11/2020 giao dịch ở mức 1.273 USD/tấn, giao tháng 3/2021 tăng 11 USD ở mức 1.306. Trong khi đó, tại sàn New York ở Mỹ, giá cà phê Arabica giao tháng 12/2020 giảm nhẹ 2,25 cent/lb (2,05%) ở mức 107,25 cent/lb, giao tháng 3/2021 giảm 2,1 cent/lb (1,87%) xuống mức 110 cent/lb.

Theo các thành viên Diễn đàn của người làm cà phê Việt Nam, giá cà phê Robusta tại London tiếp tục được sự hỗ trợ của đáo hạn hợp đồng quyền chọn tháng 11. Nhà đầu tư kỳ vọng giá sẽ vượt qua mốc 1.300 USD để xác định xu hướng tăng ngắn hạn.

Trái lại, giá cà phê Arabica tại New York tiếp tục sụt giảm theo đồng Reais Brazil. Mỗi khi đồng Reais càng yếu thì sức bán từ nông dân Brasil càng mạnh do họ sẽ thu về được nhiều nội tệ hơn.

Theo các nhà quan sát, giao hàng cà phê đang bị ùn tắc tại các cảng xuất khẩu nông sản ở Brazil do thiếu container vận chuyển. Nhưng điều này không thật sự là mối lo của các thương nhân quốc tế, bởi cà phê là nguyên liệu để sản xuất lâu dài và được mua bán chủ yếu theo phương thức giao sau.