Giá cà phê hôm nay 18/4: Nguy cơ thiếu cung đẩy Robusta quý 3 tăng nhẹ

Văn Thanh
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Giá cà phê hôm nay 18/4 trong khoảng 40.400 - 41.000 đồng/kg. Dù có tuần sụt giảm nhưng giá Robusta quý 3/2022 tăng, cho thấy nhận định của giới đầu cơ về việc thiếu cung trong những tháng cuối năm.

Giá cà phê hôm nay 18/4: Nguy cơ thiếu hụt nguồn cung đẩy cà phê Robusta quý 3 tăng nhẹ  
Giá cà phê hôm nay 18/4: Nguy cơ thiếu hụt nguồn cung đẩy cà phê Robusta quý 3 tăng nhẹ  

Tại huyện Di Linh, Lâm Hà, Bảo Lộc (Lâm Đồng) giá cà phê hôm nay được thu mua với mức 40.400 đồng/kg.

Tại huyện Cư M'gar (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay ở mức 41.000 đồng/kg. Tại huyện Ea H'leo (Đắk Lắk), Buôn Hồ (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay được thu mua cùng mức 40.900 đồng/kg.

Tương tự tại tỉnh Đắk Nông, giá cà phê hôm nay thu mua ở mức 40.900 đồng/kg tại Gia Nghĩa và 40.800 đồng/kg ở Đắk R'lấp.

Tại tỉnh Gia Lai, giá cà phê hôm nay ở mức 40.900 đồng/kg (Chư Prông), ở Pleiku và La Grai cùng giá 40.800 đồng/kg.

Còn giá cà phê hôm nay tại tỉnh Kon Tum được thu mua với mức 40.800 đồng/kg. Thị trường cà phê trong nước hôm nay đi ngang so với cùng thời điểm sáng qua. Tổng kết tuần trước, giá cà phê giảm 300 đồng/kg.

Kết thúc phiên giao dịch gần nhất, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 5/2022 giảm 4 USD/tấn ở mức 2.087 USD/tấn, giao tháng 7/2022 giảm 6 USD/tấn ở mức 2.099 USD/tấn. Trong khi đó trên sàn New York, giá cà phê Arabica giao tháng 5/2022 giảm 1,45 cent/lb, ở mức 223,6 cent/lb, giao tháng 7/2022 giảm 1,4 cent/lb ở mức 223,75 cent/lb.

Tính chung tuần trước, thị trường London có 1 phiên tăng đầu tuần và 3 phiên giảm liên tiếp. Giá cà phê Robusta kỳ hạn giao ngay tháng 5 giảm tất cả 4 USD, trong khi kỳ hạn giao tháng 7 tăng tất cả 3 USD và kỳ hạn giao tháng 9 tăng tất cả 8 USD. Tương tự, thị trường New York cũng có 1 phiên tăng đầu tuần và 3 phiên giảm liên tiếp. Giá cà phê Arabica kỳ hạn giao ngay tháng 5 giảm tất cả 8,05 cen và kỳ hạn giao tháng 7 giảm tất cả 7,80 cent.

Theo các chuyên gia, giá cà phê kỳ hạn sụt giảm liên tiếp do đầu cơ thanh lý vị thế, chuyển tháng kỳ hạn trước ngày đáo hạn thực hiện hợp đồng quyền chọn kỳ hạn tháng 5 trên các thị trường. Tuy nhiên, giá Robusta quý 3/2022 tăng cho thấy nhận định của giới đầu cơ về việc thiếu cung trong những tháng cuối năm. Thời điểm quý 3, nếu căng thẳng tại Đông Âu chấm dứt, cộng với việc mở cửa hoàn toàn những quốc gia còn lại sẽ giúp tiêu thụ cà phê toàn cầu tăng vọt. Do vậy giới đầu cơ rất kỳ vọng vào tương lai tươi sáng của thị trường những tháng cuối năm.

Ngoài ra, thị trường cà phê tiêu cực cũng do lo ngại lạm phát vượt mức và rủi ro tăng cao khi cuộc chiến ở Đông Âu có thể kéo lùi đà tăng trưởng kinh tế thế giới. Trong khi đó dịch bệnh Covid-19 vẫn còn lây lan, và các ngân hàng trung ương lớn đang xem xét để thắt chặt các biện pháp kích thích kinh tế, nâng cao lãi suất cơ bản.

Áp lực bán cà phê của niên vụ 2021/2022 từ các nước sản xuất vẫn còn nguyên, khi một số nước sản xuất chính như Brazil và Indonesia bước vào thu hoạch mới của năm nay. Đáng chú ý, các dự báo ban đầu tỏ ra rất lạc quan về sản lượng khiến xu hướng đầu cơ trên các thị trường bị chững lại. Điều này kết hợp với khả năng nâng lãi suất cơ bản sắp tới đã khiến các nhà đầu tư tiếp tục thận trọng trong việc cân đối, thanh lý vị thế ròng trên các thị trường kỳ hạn nói chung.

Quý 1/2022, xuất khẩu cà phê của Việt Nam ước đạt 541 nghìn tấn, trị giá xấp xỉ 1,22 tỷ USD, tăng 19,4% về lượng và tăng 50,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021. Tháng 3/2022, giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam ước đạt 2.318 USD/tấn, tăng 0,5% so với tháng 2/2022 và tăng 26% so với tháng 3/2021. Tính chung quý 1/2022, giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam ước đạt 2.250 USD/tấn, tăng 26% so với cùng kỳ năm 2021.