Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Giá cà phê hôm nay 21/5: Dự báo sản lượng tăng kéo thị trường đi xuống

Văn Thanh
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Giá cà phê hôm nay 21/5 trong khoảng 40.500 - 41.100 đồng/kg. Giá cà phê 2 sàn lại quay đầu giảm khi có tin sản lượng cà phê toàn cầu và Brazil tăng.

Giá cà phê hôm nay 21/5: Ước sản lượng tăng kéo giá cà phê đi xuống
Giá cà phê hôm nay 21/5: Ước sản lượng tăng kéo giá cà phê đi xuống

Tại huyện Di Linh, Lâm Hà, Bảo Lộc (Lâm Đồng) giá cà phê hôm nay được thu mua với mức 40.500 đồng/kg.

Tại huyện Cư M'gar (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay ở mức 41.100 đồng/kg. Tại huyện Ea H'leo (Đắk Lắk), Buôn Hồ (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay được thu mua cùng mức 41.000 đồng/kg.

Tương tự tại tỉnh Đắk Nông, giá cà phê hôm nay thu mua ở mức 41.000 đồng/kg tại Gia Nghĩa và 40.900 đồng/kg ở Đắk R'lấp.

Tại tỉnh Gia Lai, giá cà phê hôm nay ở mức 41.000 đồng/kg (Chư Prông), ở Pleiku và La Grai cùng giá 40.900 đồng/kg.

Còn giá cà phê hôm nay tại tỉnh Kon Tum được thu mua với mức 41.000 đồng/kg. Thị trường cà phê trong nước quay đầu giảm so với cùng thời điểm sáng qua.

Kết thúc phiên giao dịch gần nhất, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 7/2022 giảm 24 USD/tấn ở mức 2.056 USD/tấn, giao tháng 9/2022 giảm 22 USD/tấn ở mức 2.059 USD/tấn. Trong khi đó trên sàn New York, giá cà phê Arabica giao tháng 7/2022 giảm 2,85 cent/lb, ở mức 215,85 cent/lb, giao tháng 9/2022 giảm 2,8 cent/lb, ở mức 216 cent/lb.

Phiên hôm qua giá cà phê 2 sàn lại quay đầu giảm khi có tin sản lượng cà phê toàn cầu và Brazil tăng. Rabobank ước niên vụ 2022 - 2023 cà phê thế giới đảo chiều từ thiếu sang thừa cung. Bên cạnh đó sức tiêu thụ cà phê ngày càng kém đi cũng khiến giá cà phê giảm.

Trong tuần này, giá cà phê trên 2 sàn kỳ hạn tăng giảm đan xen. Giá cà phê tăng khi USDX sụt giảm hỗ trợ sức mua hàng hóa của các thị trường tiêu dùng nói chung, nhưng cũng đã làm tỷ giá đồng Reais tiếp tục mạnh lên khiến người Brazil giảm bán, làm thị trường quay lại mối lo cung.

Brazil và Colombia đang phải đối mặt với các vấn đề về chuỗi cung ứng, ảnh hưởng đến xuất khẩu cà phê. Trong khi đó, châu Á và châu Đại Dương đang là khu vực hưởng lợi nhiều nhất từ sự sụt giảm sản lượng của 2 nước này.