Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Giá cà phê hôm nay 22/1: Thị trường e dè trước cuộc họp của Fed

Văn Thanh
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Giá cà phê hôm nay 22/1 trong khoảng 39.200 - 40.000 đồng/kg. Thị trường hàng hóa thế giới thể hiện tâm lý tiêu cực trước cuộc họp quan trọng của Fed vào đầu tuần tới.

Giá cà phê hôm nay 22/1: Thị trường e dè trước động thái của Fed và Trung Quốc  
Giá cà phê hôm nay 22/1: Thị trường e dè trước động thái của Fed và Trung Quốc  

Tại huyện Di Linh, Lâm Hà, Bảo Lộc (Lâm Đồng) giá cà phê hôm nay được thu mua với mức 39.200 đồng/kg.

Tại huyện Cư M'gar (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay ở mức 40.000 đồng/kg. Tại huyện Ea H'leo (Đắk Lắk), Buôn Hồ (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay được thu mua cùng mức 39.900 đồng/kg.

Tương tự tại tỉnh Đắk Nông, giá cà phê hôm nay thu mua ở mức 39.900 đồng/kg tại Gia Nghĩa và 39.800 đồng/kg ở Đắk R'lấp.

Tại tỉnh Gia Lai, giá cà phê hôm nay ở mức 39.900 đồng/kg (Chư Prông), ở Pleiku và La Grai cùng giá 39.800 đồng/kg. Còn giá cà phê hôm nay tại tỉnh Kon Tum được thu mua với mức 39.800 đồng/kg. Sáng nay, giá cà phê tại các vùng trồng trọng điểm quay đầu giảm nhẹ so với cùng thời điểm sáng hôm qua.

Kết thúc phiên giao dịch gần nhất, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 3/2022 giảm 14 USD/tấn ở mức 2.213 USD/tấn, giao tháng 5/2022 giảm 13 USD/tấn ở mức 2.179 USD/tấn. Trong khi đó trên sàn New York, giá cà phê Arabica giao tháng 3/2022 giảm 5,75 cent/lb, ở mức 237,9 cent/lb, giao tháng 5/2022 giảm 5,7 cent/lb, ở mức 238,1 cent/lb.

Thị trường hàng hóa thế giới thể hiện tâm lý tiêu cực trước cuộc họp quan trọng của Fed vào đầu tuần tới. Thị trường hàng hóa thế giới cũng chịu sự tác động mạnh khi Trung Quốc công bố cắt giảm lãi suất cơ bản Nhân dân tệ. Điều này đã khiến giá cả các loại hàng hóa nói chung trở nên đắt đỏ và thị trường bị giảm sức mua do Trung Quốc là nhà tiêu thụ số 1 thế giới.

Đến nay, vụ thu hoạch cà phê tại các tỉnh Tây Nguyên đã cơ bản kết thúc. Tây Nguyên hiện có 639.000ha cà phê, chiếm khoảng 92% diện tích cà phê cả nước. Tuy vậy, qua rất nhiều năm, việc sản xuất và tiêu thụ cà phê của nông dân Tây Nguyên đang gặp nhiều khó khăn và thiếu bền vững, quy mô sản xuất còn manh mún, nhỏ lẻ; kỹ thuật canh tác chưa hợp lý; lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật… Ngoài ra, khâu chế biến, bảo quản thiếu đồng bộ; khâu tiêu thụ, xuất khẩu còn yếu, thiếu liên kết với thị trường tiêu thụ. Để nâng tầm giá trị, các tỉnh trong khu vực đã chuyển hướng sang các mô hình sản xuất cà phê bền vững như: cà phê cảnh quan, cà phê chất lượng cao.

Theo các chuyên gia, để nâng tầm giá trị cho ngành cà phê, ngành chức năng cần phải quy hoạch vùng trồng để sản xuất đa dạng nhiều sản phẩm như cà phê đặc sản, cà phê đạt tiêu chuẩn hữu cơ... Đối với người nông dân, cần phải thay đổi tư duy làm nông, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, thay đổi các giống cây trồng mới đảm bảo chất lượng, năng suất. Quá trình sản xuất cần phải hướng đến các mô hình sản xuất hữu cơ, hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để đảm bảo chất lượng cà phê; liên kết lại theo mô hình HTX và HTX liên kết với doanh nghiệp để xây dựng thương hiệu…