Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Giá cà phê hôm nay 22/3: Robusta tiếp tục tăng, trong nước cán mốc 42.000đồng/tấn

Văn Thanh
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Giá cà phê hôm nay 22/3 trong khoảng 41.400 - 42.000 đồng/kg. Giá cà phê thế giới nối tiếp đà tăng từ cuối tuần trước.

Giá cà phê hôm nay 22/3: Robusta tiếp tục tăng, trong nước cán mốc 42.000 đồng/tấn  
Giá cà phê hôm nay 22/3: Robusta tiếp tục tăng, trong nước cán mốc 42.000 đồng/tấn  

Tại huyện Di Linh, Lâm Hà, Bảo Lộc (Lâm Đồng) giá cà phê hôm nay được thu mua với mức 41.400 đồng/kg.

Tại huyện Cư M'gar (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay ở mức 42.000 đồng/kg. Tại huyện Ea H'leo (Đắk Lắk), Buôn Hồ (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay được thu mua cùng mức 41.900 đồng/kg.

Tương tự tại tỉnh Đắk Nông, giá cà phê hôm nay thu mua ở mức 41.900 đồng/kg tại Gia Nghĩa và 41.800 đồng/kg ở Đắk R'lấp.

Tại tỉnh Gia Lai, giá cà phê hôm nay ở mức 41.900 đồng/kg (Chư Prông), ở Pleiku và La Grai cùng giá 41.800 đồng/kg.

Còn giá cà phê hôm nay tại tỉnh Kon Tum được thu mua với mức 41.900 đồng/kg. Thị trường cà phê trong nước tăng nhẹ theo giá cà phê Robusta.

Kết thúc phiên giao dịch gần nhất, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 5/2022 tăng 8 USD/tấn ở mức 2.175 USD/tấn, giao tháng 7/2022 tăng 9 USD/tấn ở mức 2.145 USD/tấn. Trong khi đó trên sàn New York, giá cà phê Arabica giao tháng 5/2022 tăng 4,6 cent/lb ở mức 224,65 cent/lb, giao tháng 7/2022 tăng 4,8 cent/lb, ở mức 224,45 cent/lb.

Giá cà phê thế giới nối tiếp đà tăng từ cuối tuần trước. Tỷ giá đồng nội tệ của Brazil tiếp tục tăng cao do ngân hàng quốc gia nước này tăng lãi suất điều hành để kiềm chế lạm phát đẩy giá Arabica đi lên. Trong khi đó thông tin về thời tiết khô hanh tại các vùng trồng trọng điểm của Brazil cũng giúp Arabica củng cố đà tăng, đồng thời kéo theo cả Robusta trên sàn London.

Theo các nhà quan sát, đầu cơ lớn trên cả 2 sàn cà phê kỳ hạn đang nắm giữ vị thế mua ròng khá cao, đây sẽ là yếu tố bất lợi cho xu hướng giá tăng trong ngắn và trung hạn.

Hiện nhiều lô hàng cà phê đến Nga và Ukraine phải chuyển hướng đi nơi khác. Rất nhiều hãng tàu containers ngưng hoạt động do ngại vi phạm lệnh trừng phạt của Mỹ và EU đối với Nga. Hàng đi Ukraine cũng không thể đến cảng vì các nơi này bị bắn phá dữ dội.

Tác động của xung đột Nga-Ukraine còn khiến thị trường phân bón thiếu hụt nghiêm trọng. Các vùng trồng tại Brazil nhu cầu tiêu thụ phân bón từ Nga và Ukraine rất lớn. Chỉ trong hai ngày rao bán khi cuộc chiến Đông Âu bùng nổ, lượng phân bón bán ra bằng cả tháng 01/2022. Nông dân nói rằng họ không thể mua kịp so với nông dân trồng các loại cây khác như đậu tương, ngô, lúa mì…vì vườn cà phê bấy giờ đang gặp lúc hanh khô, không thể bón phân được.

Không chỉ tại Brazil, vùng cà phê Việt Nam cũng có thể gặp trường hợp tương tự. Chưa nói thiếu nước, nếu như thiếu phân bón, sản lượng cà phê niên vụ tới tại hai nước cung ứng lớn sẽ giảm mạnh do cây cà phê thiếu dinh dưỡng, nhất là năm 2023, Brazil lại vào chu kỳ năm mất mùa.

Chuyên gia Nguyễn Quang Bình đưa dẫn chứng, tại HTX sản xuất Robusta Cooabriel thuộc vùng Sao Gabriel da Palha của bang Espirito Santo (Brazil), giá thành sản xuất tăng cao chưa từng thấy. HTX so sánh rằng nếu như năm 2021 giá thành sản xuất Robusta là 733 USD/tấn thì trong năm 2022 đã lên 1.700 USD/tấn, chủ yếu do giá phân bón tăng mạnh. Không như cây cà phê Việt Nam thường phải chịu chi phí tưới rất lớn, các vùng cà phê Brazil thường không chịu chi phí này. Nói vậy để thấy rằng nếu giá cà phê Việt Nam bán dưới 2.000 USD/tấn, nhà nông có thể bị thua lỗ và dẫn đến bỏ bê chăm sóc khi giá xăng dầu và phân bón tăng cao.