Giá cà phê hôm nay 24/7: Robusta giảm cả 100 USD/tấn trong khi tồn kho thấp

Văn Thanh
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Giá cà phê hôm nay 24/7 trong khoảng 126.000 - 126.700 đồng/kg. Ở trong nước, hiện sản lượng cà phê tồn kho không còn nhiều, chủ yếu để phục vụ thị trường nội địa. Các doanh nghiệp không dám mạo hiểm ký hợp đồng mới khi giá cả liên tục biến động mạnh.

Giá cà phê hôm nay 24/7: Robusta giảm cả 100 USD/tấn trong khi tồn kho thấp
Giá cà phê hôm nay 24/7: Robusta giảm cả 100 USD/tấn trong khi tồn kho thấp

Tại huyện Di Linh, Lâm Hà, Bảo Lộc (Lâm Đồng) giá cà phê hôm nay được thu mua với mức 126.000 đồng/kg.

Tại huyện Cư M'gar (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay ở mức 126.500 đồng/kg. Tại huyện Ea H'leo (Đắk Lắk), Buôn Hồ (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay được thu mua cùng mức 126.400 đồng/kg.

Tương tự tại tỉnh Đắk Nông, giá cà phê hôm nay thu mua ở mức 126.700 đồng/kg tại Gia Nghĩa và 126.600 đồng/kg ở Đắk R'lấp.

Tại tỉnh Gia Lai, giá cà phê hôm nay ở mức 126.500 đồng/kg (Chư Prông), ở Pleiku và La Grai cùng giá 126.400 đồng/kg.

Còn giá cà phê hôm nay tại tỉnh Kon Tum được thu mua với mức 126.500 đồng/kg.

Thị trường cà phê trong nước quay đầu giảm so với cùng thời điểm hôm qua.

Kết thúc phiên giao dịch gần nhất, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 9/2024 giảm 100 USD/tấn, ở mức 4.481 USD/tấn, giao tháng 11/2024 giảm 80 USD/tấn, ở mức 4.327 USD/tấn.

Giá cà phê Arabica giao tháng 9/2024 giảm 3,95 cent/lb, ở mức 239,1 cent/lb, giao tháng 12/2024 giảm 3,8 cent/lb, ở mức 237,5 cent/lb.

Đồng USD tăng, đồng nội tệ Brazil giảm; cùng với đó tồn kho tăng khiến các quỹ và đầu cơ đẩy mạnh bán khống. 2 nguyên nhân trên khiến cà phê 2 sàn lao dốc mạnh.

Rạng sáng 24/7 trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) tăng 0,15%, đạt mốc 104,47. Đồng USD tăng nhẹ khi các nhà giao dịch chờ đợi dữ liệu lạm phát Mỹ được công bố vào cuối tuần này.

Ở trong nước, theo một số doanh nghiệp, hiện sản lượng cà phê tồn kho không còn nhiều, chủ yếu để phục vụ thị trường nội địa. Các doanh nghiệp không dám mạo hiểm ký hợp đồng mới khi giá cả liên tục biến động mạnh cùng với đó là chi phí vận chuyển khá cao.

Trước đây, nông dân ở một số khu vực ồ ạt chặt bỏ cây cà phê, để chuyển sang trồng sầu riêng. Nay cà phê được giá, đem lại lợi nhuận tốt cũng không ít nông dân có ý định chuyển cây trồng khác sang cà phê.

Tuy nhiên, việc chuyển đổi cây trồng thiếu tính toán, thiếu kiểm soát, vì lợi nhuận nhất thời và không theo định hướng từ các cơ quan chuyên môn đã được các địa phương, chuyên gia cảnh báo là có thể đem lại rất nhiều rủi ro trong tương lai.