Tại huyện Di Linh, Lâm Hà, Bảo Lộc (Lâm Đồng) giá cà phê hôm nay được thu mua với mức 39.300 đồng/kg.
Tại huyện Cư M'gar (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay ở mức 40.100 đồng/kg. Tại huyện Ea H'leo (Đắk Lắk), Buôn Hồ (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay được thu mua cùng mức 40.000 đồng/kg.
Tương tự tại tỉnh Đắk Nông, giá cà phê hôm nay thu mua ở mức 40.000 đồng/kg tại Gia Nghĩa và 39.900 đồng/kg ở Đắk R'lấp.
Tại tỉnh Gia Lai, giá cà phê hôm nay ở mức 40.000 đồng/kg (Chư Prông), ở Pleiku và La Grai cùng giá 39.900 đồng/kg. Còn giá cà phê hôm nay tại tỉnh Kon Tum được thu mua với mức 39.900 đồng/kg. Sáng nay, giá cà phê tại các vùng trồng trọng điểm tăng so với cùng thời điểm sáng hôm qua.
Kết thúc phiên giao dịch gần nhất, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 3/2022 tăng 40 USD/tấn ở mức 2.237 USD/tấn, giao tháng 5/2022 tăng 37 USD/tấn ở mức 2.203 USD/tấn. Trong khi đó trên sàn New York, giá cà phê Arabica giao tháng 3/2022 tăng 4,95 cent/lb, ở mức 237,90 cent/lb, giao tháng 5/2022 tăng 4,9 cent/lb, ở mức 238,15 cent/lb.
Sau phiên giảm đầu tuần, giá cà phê 2 sàn bất ngờ quay đầu tăng mạnh ngay trong cuộc họp quan trọng của Fed. Đưa giá cà phê Robusta lên mức cao nhất hơn chục ngày qua. Cùng đà tăng của cà phê là giá các sàn hàng hóa thương phẩm khác, trong khi cổ phiếu Mỹ quay đầu giảm.
Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO) ước tính, tổng sản lượng cà phê toàn cầu ước niên vụ 2020/21 đạt 169,7 triệu bao, tăng 0,4% so với mức 169 triệu bao của niên vụ trước. Tiêu thụ cà phê thế giới ước tính tăng nhẹ lên mức 167,3 triệu bao từ mức 164,1 triệu bao của niên vụ 2019/20. Do đó, dư cung cà phê toàn cầu trong niên vụ 2020/21 được rút xuống còn 2,4 triệu bao, giảm một nửa so với gần 5 triệu bao của niên vụ 2019/20.
Dự báo sản lượng cà phê của Việt Nam trong niên vụ 2021/22 sẽ phục hồi và tăng 2,1 triệu bao, lên 31,1 triệu bao sau đợt khô hạn nghiêm trọng trong niên vụ trước. Với cà phê Robusta chiếm hơn 95% tổng sản lượng và giá có xu hướng tăng cao hơn trong 12 tháng qua, người trồng cà phê đã có động lực để tăng năng suất bằng cách đầu tư nhiều hơn cho tưới tiêu cây cà phê trong mùa khô, thường kéo dài từ tháng 1 đến tháng 3.
Đắk Lắk là thủ phủ của cà phê Robusta, đã xuất đi gần 60 quốc gia, vùng lãnh thổ, với sản lượng hàng trăm nghìn tấn. Song chủ yếu vẫn chỉ xuất thô nên giá trị chưa tương xứng với tiềm năng. Để khắc phục thực trạng trên, nhiều nông hộ, hợp tác xã, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã đầu tư, áp dụng khoa học kỹ thuật vào canh tác và sản xuất cà phê đặc sản, từ đó dần hình thành những dòng cà phê đặc sản, từng bước khẳng định thương hiệu tại các Cuộc thi Cà phê đặc sản, tạo thêm giá trị gia tăng cho người trồng cà phê.
Đứng trước thực tế và nhu cầu phát triển cà phê cà phê đặc sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã phê duyệt Đề án Phát triển cà phê đặc sản Việt Nam giai đoạn 2021-2030; riêng tỉnh Đắk Lắk sẽ phát triển cà phê Robusta đặc sản tại một số địa phương như: TP Buôn Ma Thuột, huyện Krông Năng…, với tổng diện tích hơn 1.000 ha vào năm 2025 và đến năm 2030 khoảng 2.120 ha, sản lượng dự kiến khoảng 1.500 tấn.