Tại huyện Di Linh, Lâm Hà, Bảo Lộc (Lâm Đồng) giá cà phê hôm nay được thu mua với mức 42.500 đồng/kg.
Tại huyện Cư M'gar (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay ở mức 43.000 đồng/kg. Tại huyện Ea H'leo (Đắk Lắk), Buôn Hồ (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay được thu mua cùng mức 42.900 đồng/kg.
Tương tự tại tỉnh Đắk Nông, giá cà phê hôm nay thu mua ở mức 42.900 đồng/kg tại Gia Nghĩa và 42.800 đồng/kg ở Đắk R'lấp.
Tại tỉnh Gia Lai, giá cà phê hôm nay ở mức 42.900 đồng/kg (Chư Prông), ở Pleiku và La Grai cùng giá 42.800 đồng/kg.
Còn giá cà phê hôm nay tại tỉnh Kon Tum được thu mua với mức 42.800 đồng/kg. Thị trường cà phê trong nước hôm nay đi ngang so với cùng thời điểm sáng qua. Kết thúc tuần trước, giá cà phê tăng trung bình 200 đồng/kg tại các địa phương.
Kết thúc phiên giao dịch gần nhất, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 7/2022 giảm 42 USD/tấn ở mức 2.027 USD/tấn, giao tháng 9/2022 giảm 42 USD/tấn ở mức 2.044 USD/tấn. Trong khi đó trên sàn New York, giá cà phê Arabica giao tháng 7/2022 giảm 5,85 cent/lb, ở mức 226,6 cent/lb, giao tháng 9/2022 giảm 5,75 cent/lb, ở mức 223,25 cent/lb.
Tổng hợp tuần trước, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 7/2022 giảm 38 USD/tấn; giá cà phê Arabica giao tháng 7/2022 giảm 1,05 cent/lb. Đây là tuần giảm thứ 2 liên tiếp của cà phê thế giới.
Như vậy 6 tháng đầu năm 2022 đã qua đi, thị trường cà phê thế giới đã liên tục biến động không ngừng từ đầu năm. Từ mốc giá 2.300 - 2.400 USD/tấn trên sàn London, hiện giá Robusta chỉ dao động quanh mức 2.100 USD/tấn.
Theo chuyên gia Nguyễn Quang Bình, các yếu tố đang ảnh hưởng mạnh đến giá cà phê thế giới thời điểm này, gồm: Vụ thu hoạch tại Brazil được mùa và sản lượng toàn cầu tăng như Bộ Nông nghiệp Mỹ dự đoán trong một báo cáo tuần trước; Lạm phát toàn cầu dẫn đến tiêu thụ sụt giảm; Ngân hàng các nước tăng lãi suất. Tỷ giá đồng USD tăng kỷ lục, đồng nội tệ các nước xuất khẩu giảm dẫn đến việc nông dân bán hàng mạnh, kéo theo giá cà phê đi xuống. Cũng theo vị chuyên gia, giá cước vận tải biển đang vẫn rất cao ảnh hưởng đến giá cà phê 2 sàn.
Có hai biến số quan trọng có thể làm thay đổi giá cà phê phái sinh từ nay đến cuối năm như sau, đó là tỷ lệ tăng lãi suất điều hành đồng USD nhiều hay ít và yếu tố thời tiết tại Brazil.
Hai tác động này triệt tiêu lẫn nhau. Thông tin thời tiết tại các vùng cà phê Brazil đa phần sẽ kích giá hai sàn cà phê tăng mạnh. Nhưng tùy theo độ chính xác của tin thời tiết mà biến động giá có bền hay không. Trong khi đó, tỷ lệ phần trăm tăng lãi suất điều hành USD khiến các doanh nghiệp dè dặt mỗi khi quyết định mua hàng, giảm trữ lâu mà chỉ mua đủ để giải quyết những hợp đồng tồn đọng.
Thị trường cà phê với tư cách hàng hóa không còn hoạt động như xưa. Độ bền tăng giá trước đây tính theo quý, theo năm thì nay theo ngày theo tuần. Thị trường vốn và lãi suất bằng đồng USD không cho phép trữ hàng lâu. Đó cũng là nguyên nhân làm giá cà phê và nhiều mặt hàng khác biến động mạnh và thất thường, mà cho đến nay chưa thể đoán được lúc nào tình trạng này mới chấm dứt.