Giá cà phê hôm nay 29/4: Robusta tăng mạnh tiến gần mốc 2.100 USD/tấn

Văn Thanh
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Giá cà phê hôm nay 29/4 trong khoảng 40.400 - 41.000 đồng/kg. Phiên vừa qua chứng kiến các quỹ đầu cơ mua mạnh trở lại sau khi đã bán quá tay trước đó.

Giá cà phê hôm nay 29/4: Robusta tăng mạnh tiến gần mốc 2.100 USD/tấn  
Giá cà phê hôm nay 29/4: Robusta tăng mạnh tiến gần mốc 2.100 USD/tấn  

Tại huyện Di Linh, Lâm Hà, Bảo Lộc (Lâm Đồng) giá cà phê hôm nay được thu mua với mức 40.400 đồng/kg.

Tại huyện Cư M'gar (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay ở mức 41.000 đồng/kg. Tại huyện Ea H'leo (Đắk Lắk), Buôn Hồ (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay được thu mua cùng mức 40.900 đồng/kg.

Tương tự tại tỉnh Đắk Nông, giá cà phê hôm nay thu mua ở mức 40.900 đồng/kg tại Gia Nghĩa và 40.800 đồng/kg ở Đắk R'lấp.

Tại tỉnh Gia Lai, giá cà phê hôm nay ở mức 40.900 đồng/kg (Chư Prông), ở Pleiku và La Grai cùng giá 40.800 đồng/kg.

Còn giá cà phê hôm nay tại tỉnh Kon Tum được thu mua với mức 40.900 đồng/kg. Thị trường cà phê trong nước tăng mạnh so với cùng thời điểm sáng qua.

Kết thúc phiên giao dịch gần nhất, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 7/2022 tăng 57 USD/tấn ở mức 2.089 USD/tấn, giao tháng 9/2022 tăng 53 USD/tấn ở mức 2.094 USD/tấn. Trong khi đó trên sàn New York, giá cà phê Arabica giao tháng 7/2022 tăng 2,05 cent/lb, ở mức 217,6 cent/lb, giao tháng 9/2022 tăng 1,9 cent/lb, ở mức 217,4 cent/lb.

Phiên vừa qua chứng kiến các quỹ đầu cơ mua mạnh trở lại sau khi đã bán quá tay trước đó. Chính điều này giúp cà phê trên cả 2 sàn tăng trở lại giữa hàng loạt yếu tố bất ổn hiện nay.

Trước đó, giá cà phê trên 2 sàn giảm sâu trước áp lực tiền tệ gia tăng. USDX tiếp tục đà tăng khiến đồng Reais xuống mức thấp trở lại đã hỗ trợ người Brazil mạnh tay bán hàng. Trong khi đó các phiên họp chính sách tiền tệ của Copom – Brasil và Fed – Mỹ cũng gần kề với suy đoán lãi suất cơ bản sẽ được nâng lên.

Báo cáo mới nhất của Citigroup cho rằng trong niên vụ cà phê mới 2022/2023 toàn cầu sẽ dư thừa 3,5 triệu bao so với thiếu hụt 7,3 triệu bao của niên vụ trước đó. Mặc dù Citigroup không giải thích nguyên nhân dư thừa nhưng thị trường đã phán đoán con số phát sinh hơn 10 triệu bao này là do lượng tiêu thụ của Nga và khu vực Đông Âu sụt giảm vì xung đột, hoặc có thể là do Brazil thu hoạch vụ cà phê mới năm nay sẽ là vụ được mùa theo chu kỳ “hai năm một”.

Hiện Đức là thị trường tiêu thụ nhiều nhất các loại cà phê của Việt Nam trong 3 tháng đầu năm 2022, chiếm gần 13% trong tổng lượng và tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê của cả nước, đạt 73.382 tấn, tương đương 163,18 triệu USD, giá 2.223,7 USD/tấn, tăng 13,5% về lượng, tăng 43,5% về kim ngạch và tăng 26,4% về giá so với cùng kỳ năm 2021; riêng tháng 3/2022 xuất khẩu đạt 26.209 tấn, tương đương 58,79 triệu USD, tăng 52,5% về lượng, tăng 47,3% kim ngạch so với tháng 2/2022.