Tại huyện Di Linh, Lâm Hà, Bảo Lộc (Lâm Đồng) giá cà phê hôm nay được thu mua với mức 108.200 đồng/kg.
Tại huyện Cư M'gar (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay ở mức 108.600 đồng/kg. Tại huyện Ea H'leo (Đắk Lắk), Buôn Hồ (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay được thu mua cùng mức 108.500 đồng/kg.
Tương tự tại tỉnh Đắk Nông, giá cà phê hôm nay thu mua ở mức 108.600 đồng/kg tại Gia Nghĩa và 108.500 đồng/kg ở Đắk R'lấp.
Tại tỉnh Gia Lai, giá cà phê hôm nay ở mức 108.500 đồng/kg (Chư Prông), ở Pleiku và La Grai cùng giá 108.400 đồng/kg.
Còn giá cà phê hôm nay tại tỉnh Kon Tum được thu mua với mức 108.500 đồng/kg.
Thị trường cà phê trong nước giảm trở lại so với cùng thời điểm hôm qua.
Kết thúc phiên giao dịch gần nhất, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 1/2025 giảm 104 USD/tấn, ở mức 4.398 USD/tấn, giao tháng 3/2025 giảm 98 USD/tấn, ở mức 4.312 USD/tấn.
Trên sàn New York, giá cà phê Arabica giao tháng 12/2024 giảm 4,25 cent/lb, ở mức 248,1 cent/lb, giao tháng 3/2025 cent/lb giảm 4,1 cent/lb, ở mức 247,25 cent/lb.
Giá cà phê 2 sàn quay đầu giảm đáng kể trong ngày khoá sổ vị thế kinh doanh. Đồng USD cao và cơn bão số 6 gây tác động không đáng kể cho vụ thu hoạch ở Việt Nam là những nguyên nhân đẩy thị trường quay đầu.
Tại hội nghị "Tổng kết niên vụ cà phê 2023/2024, và phương hướng nhiệm vụ niên vụ 2024/2025", ông Nguyễn Quang Bình - chuyên gia nghiên cứu thị trường cà phê cho biết, năm 2023-2024 là niên vụ hoàn toàn thành công của ngành cà phê.
Thành công này đến từ nhiều phía, đặc biệt là từ nhà nông, bà con đã sản xuất ra những sản phẩm tốt với nguồn cung vừa đủ, chính vì cho “thị trường ăn vừa đủ” nên giá mới được tốt.
Tuy nhiên, từ ngày 1/10/2024 đến nay, Việt Nam đã vào vụ cà phê mới, có rất nhiều nhà vườn, nhiều đại lý thậm chí nhà xuất khẩu đã kêu bán hàng ế ẩm. Bán hàng ế ẩm do nhiều nguyên nhân, có thể kể đến như:
Thứ nhất, thị trường trong nước ế ẩm do giá cà phê trên sàn kỳ hạn rớt quá nhanh (tính từ ngày 1 - 25/10 giảm khoảng 800 USD/tấn). “Giá cà phê trên sàn kỳ hạn rớt nhanh quá đã ảnh hưởng đến giá cà phê trong nước, nên bây giờ trên thị trường không ai mua bán gì được”, ông Bình nói.
Thứ hai, thời gian vừa qua vận chuyển cà phê Việt Nam qua châu Âu (nhập khẩu cà phê Robusta của Việt Nam nhiều nhất) bị chặn ở Biển Đỏ;
Thứ ba, quan trọng hơn là Quy định chống phá rừng (EUDR) của EU. Chính EUDR khiến cho tất cả các nguồn cà phê cung ứng đều bị “ém lại”, hoặc mua rất căng để chạy về châu Âu trước khi châu Âu áp dụng EUDR.