Giá cà phê hôm nay 4/3: 3 nguyên nhân chính đẩy Robusta xuống dưới 2.000USD/tấn

Văn Thanh
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Giá cà phê hôm nay 4/3 trong khoảng 38.700 - 39.300 đồng/kg. Dòng vốn đổ về chứng khoán, dầu thô; áp lực thanh lý mạnh trên cả 2 sàn; nhu cầu giảm bởi lo ngại kinh tế bất ổn... là những nguyên nhân chính khiến giá cà phê tiếp tục suy giảm.

Giá cà phê hôm nay 4/3: 3 nguyên nhân chính đẩy Robusta xuống dưới 2.000USD/tấn
Giá cà phê hôm nay 4/3: 3 nguyên nhân chính đẩy Robusta xuống dưới 2.000USD/tấn

Tại huyện Di Linh, Lâm Hà, Bảo Lộc (Lâm Đồng) giá cà phê hôm nay được thu mua với mức 38.700 đồng/kg.

Tại huyện Cư M'gar (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay ở mức 39.300 đồng/kg. Tại huyện Ea H'leo (Đắk Lắk), Buôn Hồ (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay được thu mua cùng mức 39.200 đồng/kg.

Tương tự tại tỉnh Đắk Nông, giá cà phê hôm nay thu mua ở mức 39.200 đồng/kg tại Gia Nghĩa và 39.100 đồng/kg ở Đắk R'lấp.

Tại tỉnh Gia Lai, giá cà phê hôm nay ở mức 39.200 đồng/kg (Chư Prông), ở Pleiku và La Grai cùng giá 39.100 đồng/kg. Còn giá cà phê hôm nay tại tỉnh Kon Tum được thu mua với mức 39.200 đồng/kg. Sáng nay, giá cà phê tại các vùng trồng trọng điểm tiếp tục giảm so với cùng thời điểm hôm qua.

Kết thúc phiên giao dịch gần nhất, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 5/2022 giảm 17 USD/tấn ở mức 2.013 USD/tấn, giao tháng 7/2022 giảm 11 USD/tấn ở mức 1.991 USD/tấn. Trong khi đó trên sàn New York, giá cà phê Arabica giao tháng 5/2022 giảm 6,3 cent/lb, ở mức 222,9 cent/lb, giao tháng 7/2022 giảm 6,5 cent/lb, ở mức 221,65 cent/lb.

Giá cà phê kỳ hạn tiếp nối xu hướng giảm, trong khi giá vàng và dầu thô tiếp tục tăng nóng trong bối cảnh xung đột Nga - Ukraine chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Giá dầu thô trên sàn vượt mức 100 USD/thùng và dự kiến sẽ còn tăng khi dòng vốn đầu cơ tiếp tục chảy mạnh về. Những thông tin cho rằng Fed chỉ tăng 0,25% thay vì 0,5% lãi suất khiến chứng khoán Mỹ đảo chiều hồi phục, USDX nối tiếp đà tăng.

Bên cạnh đó, áp lực thanh lý vẫn còn đè nặng trên cả hai thị trường cà phê kỳ hạn do đầu cơ đã mua ròng “quá tay” trước đó. Ngoài ra thông tin chiến sự Nga - Ukraine cộng với lạm phát khiến người dân trên toàn thế giới lo ngại tình hình kinh tế bất ổn, thắt chặt các khoản chi tiêu, dẫn đến nhu cầu tiêu thụ cà phê giảm sút.

Mặc dù chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi dịch Covid-19, song 2 tháng đầu năm 2022, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng nông lâm thủy sản ước đạt gần 14,2 tỷ USD, tăng 15,8% so với cùng kỳ năm trước. Nhiều mặt hàng trong nhóm này có giá trị xuất khẩu tăng cao, gồm: Cà phê tăng 35,6%; cao su tăng 6,6%; gạo tăng 22,3%; hồ tiêu tăng 43,8%; sữa và sản phẩm sữa tăng 11,1%; cá tra tăng 83,3%; tôm tăng 34,3%; gỗ và sản phẩm gỗ tăng 15,5%…

Sản lượng cà phê của Việt Nam trong niên vụ 2021 - 2022 được Bộ Nông nghiệp Mỹ dự báo phục hồi sau đợt khô hạn nghiêm trọng trong niên vụ trước. Cụ thể, sẽ tăng 2,1 triệu bao so với niên vụ trước lên 31,1 triệu bao. Tuy nhiên, Hiệp hội Cà phê Việt Nam (Vicofa) cho rằng, sản lượng cà phê Việt Nam năm 2022 sẽ thấp hơn do năng suất thấp, vỏ quả đẹp nhưng không có nhân bên trong hoặc nhân rất bé, người dân không có tiền để đầu tư chăm sóc vườn cây.