Giá cà phê hôm nay 4/6: Đầu cơ chốt lời khi Arabica cao nhất 13 tuần

Văn Thanh
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Giá cà phê hôm nay 4/6 trong khoảng 42.500 - 43.100 đồng/kg. Giá cà phê Arabica tiếp tục điều chỉnh sau khi giá đã tăng lên mức cao 13 tuần qua. Quyết định tăng sản lượng khai thác dầu làm giảm sức ép lên giá cả hàng hóa nguyên liệu thế giới.

Giá cà phê hôm nay 4/6: Đầu cơ chốt lời khi Arabica cao nhất 13 tuần
Giá cà phê hôm nay 4/6: Đầu cơ chốt lời khi Arabica cao nhất 13 tuần

Tại huyện Di Linh, Lâm Hà, Bảo Lộc (Lâm Đồng) giá cà phê hôm nay được thu mua với mức 42.500 đồng/kg.

Tại huyện Cư M'gar (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay ở mức 43.100 đồng/kg. Tại huyện Ea H'leo (Đắk Lắk), Buôn Hồ (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay được thu mua cùng mức 43.000 đồng/kg.

Tương tự tại tỉnh Đắk Nông, giá cà phê hôm nay thu mua ở mức 43.000 đồng/kg tại Gia Nghĩa và 42.900 đồng/kg ở Đắk R'lấp.

Tại tỉnh Gia Lai, giá cà phê hôm nay ở mức 43.000 đồng/kg (Chư Prông), ở Pleiku và La Grai cùng giá 42.900 đồng/kg.

Còn giá cà phê hôm nay tại tỉnh Kon Tum được thu mua với mức 43.000 đồng/kg. Thị trường cà phê trong nước tiếp tục đi ngang so với cùng thời điểm sáng qua.

Kết thúc phiên giao dịch gần nhất, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 7/2022 ở mức 2.136 USD/tấn, giao tháng 9/2022 ở mức 2.139 USD/tấn. Sàn London đang có đợt nghỉ dài 4 ngày liên tiếp. Do vậy thị trường cà phê trong nước cũng chịu ảnh hưởng đi ngang cùng sàn London.

Trong khi đó trên sàn New York ở phiên hôm qua, giá cà phê Arabica giao tháng 7/2022 giảm 5,85 cent/lb, ở mức 232,4 cent/lb, giao tháng 9/2022 giảm 5,7 cent/lb, ở mức 232,55 cent/lb. Giữa thế "1 mình 1 chợ" giá cà phê trên sàn New York tiếp tục điều chỉnh giảm liên tiếp 2 phiên.

Theo các chuyên gia, giá cà phê Arabica tại New York giảm nhẹ do nhà đầu tư chốt lời ngắn hạn, sau khi giá đã tăng lên mức cao 13 tuần do lo ngại thời tiết bất lợi ở các vùng trồng cà phê chính của Brazil.

Vừa qua, Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh do Nga đứng đầu, được gọi là OPEC +, đã quyết định tăng sản lượng thêm 648.000 thùng/ngày như đã thỏa thuận tại cuộc họp hồi tháng 7 năm ngoái. Sự gia tăng sản lượng dầu sẽ giúp chi phí lưu thông hàng hóa dịu bớt, và góp phần đẩy lùi mức lạm phát toàn cầu. Điều này làm các đồng tiền mới nổi liên tục giảm bớt giá trị, khiến nhà sản xuất chính trên thế giới là Brazil vẫn mạnh tay bán cà phê ra khi họ đang có lợi.

Còn với Robusta, sức ép bán hàng vụ mới đang thu hoạch từ các nước sản xuất cà phê chính vẫn còn nguyên.

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 5 tháng đầu năm 2022, đã có 9 sản phẩm/nhóm sản phẩm có giá trị xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD gồm: Cà phê, cao su, gạo, điều, nhóm rau quả, cá tra, tôm, sản phẩm gỗ và nhóm đầu vào phục vụ sản xuất. Trong đó giá trị xuất khẩu cà phê đạt gần 2 tỷ USD (tăng 54%).

Với tình hình hiện nay, người tiêu dùng có xu hướng cắt giảm chi tiêu do lạm phát tăng cao, tình hình kinh tế khó khăn đẩy nhu cầu cà phê có thể sụt giảm trong ngắn hạn. Nhu cầu sụt giảm, nguồn cung tăng lên có thể khiến giá cà phê giảm trong những tháng cuối năm. Do đó xuất khẩu cà phê Việt Nam nói riêng, thế giới nói chung còn phải đối diện nhiều thách thức.