Tại huyện Di Linh, Lâm Hà, Bảo Lộc (Lâm Đồng) giá cà phê hôm nay được thu mua với mức 39.100 đồng/kg.
Tại huyện Cư M'gar (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay ở mức 39.700 đồng/kg. Tại huyện Ea H'leo (Đắk Lắk), Buôn Hồ (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay được thu mua cùng mức 39.600 đồng/kg.
Tương tự tại tỉnh Đắk Nông, giá cà phê hôm nay thu mua ở mức 39.600 đồng/kg tại Gia Nghĩa và 39.500 đồng/kg ở Đắk R'lấp.
Tại tỉnh Gia Lai, giá cà phê hôm nay ở mức 39.600 đồng/kg (Chư Prông), ở Pleiku và La Grai cùng giá 39.500 đồng/kg. Còn giá cà phê hôm nay tại tỉnh Kon Tum được thu mua với mức 39.600 đồng/kg. Sáng nay, giá cà phê tại các vùng trồng trọng điểm giữ ổn định so với cùng thời điểm hôm qua. Tổng kết tuần trước, thị trường trong nước giảm trung bình 1.300 đồng/kg.
Kết thúc phiên giao dịch gần nhất, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 5/2022 tăng 25 USD/tấn ở mức 2.038 USD/tấn, giao tháng 7/2022 tăng 22 USD/tấn ở mức 2.013 USD/tấn. Trong khi đó trên sàn New York, giá cà phê Arabica giao tháng 5/2022 tăng 1,35 cent/lb, ở mức 224,25 cent/lb, giao tháng 7/2022 tăng 1,35 cent/lb, ở mức 223 cent/lb.
Kết thúc tuần trước, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 5/2022 giảm tới 140 USD/tấn; giá cà phê Arabica giao tháng 5/2022 giảm 14,4 cent/lb. Cả tuần giá cà phê giảm sâu, chỉ hồi phục nhẹ phiên cuối tuần.
Chuyên gia Nguyễn Quang Bình phân tích, 2 sàn cà phê vốn là nơi nhạy cảm với những biến động địa chính trị và giá trị đồng USD đã có một tuần biến động rất thất thường ngoài tầm kiểm soát của yếu tố cung-cầu. Cả Robusta và Arabica đều bị bán tháo mạnh. Hệ quả dẫn đến là hiệu suất đầu tư tính từ đầu năm 2022 đến 4/3 chuyển sang vùng âm, với sàn Robusta giảm 272 USD/tấn (âm 11,77%), còn sàn Arabica New York mất 1.75 cent/lb hay giảm 0,77%.
Vị chuyên gia cho biết thêm, bối cảnh xung đột tại Đông Âu làm giới đầu tư trên các sàn cà phê không đủ can đảm để mua vào mà chỉ có “tháo cược", lượng hợp đồng mua khống của hai sàn này tuần qua giảm rõ rệt. Dự kiến giao dịch trên hai sàn còn biến động rất mạnh trong những ngày tới, bởi ngân hàng trung ương nhiều nước tiêu thụ trong đó có Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đang tính chuyện tăng lãi suất điều hành để khống chế lạm phát.
Theo các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê, ngoài tác động trước mắt đến xuất khẩu, xung đột Nga - Ukraine còn có thể tác động gián tiếp và lâu dài đến xuất khẩu cà phê nói chung từ Ấn Độ sang Ukraine và các thị trường cà phê lân cận. Bên cạnh đó, mối lo lạm phát trên toàn thế giới khiến tình hình kinh tế bất ổn, thắt chặt các khoản chi tiêu, dẫn đến nhu cầu tiêu thụ cà phê giảm sút.