Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Giá cau lao dốc, người trồng thất thu hàng trăm triệu đồng

Kinhtedothi - Giá cau giảm mạnh từ 60.000 đồng/kg xuống còn 3.000- 4.000 đồng/kg khiến nhiều nhà vườn thất thu hàng trăm triệu đồng.

Gia đình bà Đinh Thị Hằng (xã Sơn Tân, huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi) trồng hơn 1.000 cây cau, trong đó có nhiều cây đã đến kỳ thu hoạch. Thế nhưng, giá cau xuống thấp trong thời gian gần đây khiến bà Hằng không khỏi buồn rầu, lo lắng.

“Trước đó, cau có giá 40.000 đồng/kg nhưng ít trái, gia đình chỉ thu được khoảng 7 triệu đồng. Hiện nay, giá còn 3.000- 4.000 đồng/kg bán chẳng thu được bao nhiêu. Hồi đầu vụ giá rất cao, có khi tới 60.000 đồng/kg nhưng khi đó trái còn nhỏ quá, rồi nhiều cây còn bị gió bão làm đổ ngã mất”- bà Hằng tiếc rẻ.

Nhiều diện tích cau bị ngã đổ do bão Noru.

Theo bà Hằng, nhiều năm qua, cây cau trở thành nguồn thu chính của nhiều hộ dân địa phương. Không ít gia đình kiếm được hàng trăm triệu đồng cho mỗi vụ cau. Chi tiêu của gia đình, nuôi con cái ăn học đều trông chờ vào cây cau. Do đó, việc giá cả giảm mạnh khiến người dân thất thu lớn và gặp nhiều khó khăn.

Cùng chung tâm trạng buồn rầu như bà Hằng, ông Đinh Văn Ngọc (xã Sơn Tinh, huyện Sơn Tây) cho biết, đợt bán được giá nhất của gia đình ông trong năm nay là 25.000 đồng/kg, càng về sau giá cau càng giảm mạnh.

“Gia đình trồng 2.000 cây cau nhưng đợt giá cao lại chưa có cau để bán. Vào đợt giá 25.000 đồng/kg bán được 1 tạ cau, thu về 2,5 triệu đồng. Giờ cau nhiều thì giá thấp quá. Chỉ mong giá nhanh tăng trở lại, với giá 3.000- 4.000 đồng/kg thế này Tết chắc ít vui rồi”- ông Ngọc cho hay.

Sơn Tây là nơi có diện tích trồng cau lớn nhất Quảng Ngãi.

Ở Quảng Ngãi, huyện Sơn Tây được mệnh danh là "xứ ngàn cau". Huyện miền núi này có gần 1.000ha cau, trong đó có trên 400ha đang cho trái. Thời điểm cau được giá, người dân còn dùng chông lồ ô, dây thép gai để rào, chống hái trộm. Còn bây giờ, không mấy ai ngó ngàng đến cau vì giá đang chạm đáy.

Thời điểm cau được giá, người dân đặt "bẫy" để chống trộm.

Theo các chủ vựa cau, giá của loại nông sản này phụ thuộc vào nhu cầu của Trung Quốc. Thường, giá đầu vụ sẽ tăng do lúc này sản lượng cau ít, trong khi thị trường Trung Quốc tiêu thụ mạnh. Đến giữa vụ, sản lượng cau tăng cao trong khi nhu cầu nhập cau của Trung Quốc lại giảm. Điều này khiến cau giá cau lao dốc. 

Tháng 10 và 11 hàng năm là thời điểm cau cho thu hoạch rộ, cũng là lúc giá xuống thấp. Một số ít vườn cau, trái có chất lượng tốt sẽ được mua với giá khoảng 4.000-5.000 đồng/kg. Phần lớn được thu mua với giá 3.000 đồng/kg, giảm khoảng 20 lần so với mấy tháng trước. Dù thời điểm chính vụ, giá cau thường giảm, nhưng mức giá như hiện tại là quá thấp.

Đã hơn 2 tháng tính từ thời điểm Trung Quốc giảm tiêu thụ, lượng cau thu mua về được các chủ vựa sấy khô và bảo quản lạnh, chờ tăng giá để xuất bán. Hiện hầu như các kho lạnh đều đã quá tải.

Cau được sấy khô rồi bảo quản lạnh để chờ tăng giá.

Theo ông Phạm Hồng Khuyến - Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Sơn Tây, bên cạnh thị trường Trung Quốc, một số thương lái còn kết nối, bán cau cho thị trường Ấn Độ. Khi các thị trường tiêu thụ chính giảm lượng nhập sẽ tác động rất nhanh đến giá cau.

"Cau Sơn Tây đã sang cuối vụ nên không còn nhiều. Hy vọng giá sẽ sớm tăng trở lại, giúp người dân có nguồn thu ổn định vào dịp cuối năm"- ông Khuyến nói.

HĐND tỉnh Quảng Ngãi thông qua nhiều nghị quyết quan trọng

HĐND tỉnh Quảng Ngãi thông qua nhiều nghị quyết quan trọng

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
“Điểm tựa" vững chắc cho nông dân Sơn La

“Điểm tựa" vững chắc cho nông dân Sơn La

07 Jul, 04:19 PM

Kinhtedothi - Các nguồn vốn hỗ trợ nông dân các cấp trên địa bàn tỉnh Sơn La đã và đang giúp nhiều hội viên nông dân xây dựng các mô hình kinh tế phù hợp với điều kiện thực tế.

GELEX triển khai Dự án Văn hóa doanh nghiệp

GELEX triển khai Dự án Văn hóa doanh nghiệp

07 Jul, 04:07 PM

Kinhtedothi - Với tầm nhìn trở thành Tập đoàn đầu tư hàng đầu Việt Nam, là biểu tượng của Tăng trưởng – Hiệu quả - Bền vững, GELEX chính thức khởi động Dự án Văn hóa doanh nghiệp từ tháng 6/2025. Đây là bước đi chiến lược nhằm kiến tạo một tổ chức có khả năng thích ứng nhanh, vận hành hiệu suất cao và nuôi dưỡng khát vọng vươn tầm toàn cầu.

Hà Nội bảo tồn, sử dụng tài nguyên đa dạng sinh học

Hà Nội bảo tồn, sử dụng tài nguyên đa dạng sinh học

07 Jul, 09:13 AM

Kinhtedothi - Hiện thực hóa Đề án thành lập cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học tại Trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã Hà Nội là một trong những giải pháp quan trọng nhằm thực hiện tốt công tác bảo tồn, sử dụng tài nguyên đa dạng sinh học.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ