Trên sàn New York Mercantile Exchanghe, sáng 7/2 (theo giờ Việt Nam), giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 3/2022 đứng ở mức 91,71 USD/thùng, giảm 0,60 USD/thùng trong phiên.
Còn giá dầu Brent giao tháng 4/2022 đứng ở mức 92,86 USD/thùng, giảm 0,41 USD/thùng trong phiên.
Nhận định của giới phân tích, do nhiều nhà đầu tư đẩy mạnh giao dịch bán chốt lời sau khi giá dầu thô vọt lên mức cao nhất 10 năm và đồng USD mạnh hơn đẩy giá dầu ngày 7/2 giảm mạnh.
Xu hướng này được dự báo không kéo dài khi động lực tăng giá của dầu thô trên thị trường vẫn rất lớn, thậm chí có chiều hướng gia tăng khi vấn đề căn cơ của thị trường là nguồn cung bị thắt chặt vẫn chưa được giải quyết.
Tình trạng thiếu hụt nguồn cung dầu thô được dự báo trầm trọng hơn nếu việc cung cấp khí đốt tự nhiên ở châu Âu không sớm được cải thiện, các kho dự trữ khí đốt thì cạn kiệt.
Việc Tập đoàn dầu khí Saudi Aramco của Saudi Arabia quyết định tăng giá bán đối với tất cả loại dầu thô cho châu Á với mức tăng từ 30 - 70 cent/thùng.
Giá dầu hôm nay còn được hỗ trợ bởi sự hoài nghi của thị trường về năng lực sản xuất của nhiều nước thành viên OPEC+, thậm chí ngay cả Nga cũng đang gặp khó trong việc tăng sản lượng khai thác. Theo các dữ liệu thống kê, hiện chỉ còn vài nước thành viên OPEC+ như Saudi Arabia, UAE, Kuwait là còn công suất dự phòng.
Hãng tin Bloomberg (Hoa Kỳ) mới đây đưa ra ước tính về mức công suất dự phòng của OPEC+ giảm còn 2,3 triệu thùng/ngày vào tháng 7/2018, đây là mức dự phòng thấp nhất kể từ cuối năm 2018 của tổ chức này.
Với những diễn biến trên thị trường thời gian qua và dựa theo khả năng cung cấp của các nhà sản xuất dầu thô lớn, giá dầu được dự báo sẽ sớm vượt mức 100 USD/thùng vào quý II/2022. Trong khi đó, JPMorgan (Hoa Kỳ) lại nhận định giá dầu thô có thể lên mức 125 USD/thùng trong năm nay và lên tới 150 USD/thùng vào năm 2023.