Chốt phiên giao dịch cuối tuần, giá dầu WTI của Mỹ ngày 7/11 tăng 2,99%, lên 81,17 USD/thùng. Trong khi giá dầu thô Brent giao tháng 1 cũng tăng 2,25%, lên 82,35 USD/thùng. Giá dầu ngày 7/11 tăng mạnh và kỳ vọng giá dầu thô tuần tới sẽ tăng mạnh nhờ nhu cầu năng lượng cho việc thúc đẩy hoạt động sản xuất, tiêu dùng tại các quốc gia.
Tuy vậy, giá dầu những ngày cuối tuần tăng mạnh không cứu vãn được đà giảm chung của cả tuần. Tuần này, giá dầu thô Brent giảm tuần thứ hai liên tiếp, mất khoảng 2%, trong khi giá dầu WTI giảm 2,7%.
Bước vào phiên giao dịch đầu tuần 1/11 (theo giờ Việt Nam), trên sàn New York Mercantile Exchanghe, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 12/2021 sụt giảm mạnh, đứng ở mức 83,12 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent giao tháng 11/2022 đứng ở mức 83,47 USD/thùng.
Đến ngày ngày 3/11, giá dầu tiếp tục giảm mạnh trong bối cảnh thị trường dấy lên những lo ngại về sức tiêu thụ dầu thô của Trung Quốc, nền kinh tế nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới có dấu hiệu chậm lại.
Tại Mỹ, hoạt động sản xuất của nền kinh tế số 1 thế giới cũng tương tự. Theo dữ liệu được Viện Quản lý nguồn cung Mỹ công bố, chỉ số sản xuất (ISM) trong tháng 10 của nền kinh tế số 1 thế giới chỉ đạt 60,8%, thấp hơn so với mức 61,1% của tháng 9.
Ghi nhận trên sàn New York Mercantile Exchanghe, đầu giờ sáng ngày 4/11 (theo giờ Việt Nam), giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 12/2021 đứng ở mức 80,35 USD/thùng, giảm 0,51 USD/thùng trong phiên. Còn giá dầu Brent giao tháng 1/2022 đứng ở mức 81,60 USD/thùng, giảm 0,39 USD/thùng.
Giới phân tích nhận định, những lo ngại về tình trạng thiếu hụt năng lượng tiếp tục được cải thiện mạnh khiến giá dầu ngày 4/11 giảm mạnh. Giá dầu giảm mạnh còn do thị trường dầu thô xuất hiệu nhiều dấu hiệu cho thấy các nhà sản xuất dầu đang đẩy mạnh đầu tư để tăng sản lượng khai thác khi giá dầu thô treo ở mức cao.
Nhu cầu tiêu thụ dầu toàn cầu có dấu hiệu chững lại khi nguồn cung khí ở châu Âu được kỳ vọng tăng nhờ cam kết từ Nga, cộng với hoạt động sản xuất ở một số nền kinh tế lớn giảm so với tháng trước đẩy giá xăng dầu hôm nay giảm mạnh.
Hôm 5/11, nhận định của giới phân tích, việc OPEC+ tái khẳng định quyết định điều chỉnh tổng sản lượng khai tháng mỗi tháng thêm 400.000 thùng/ngày từ tháng 12/2021, bất chấp sức ép từ Mỹ và nhiều quốc gia tiêu thụ dầu thô lớn nhằm hạ nhiệt giá dầu đã khiến giá dầu hôm nay bật tăng mạnh.
Trên sàn New York Mercantile Exchanghe, đến đầu giờ sáng 6/11 (theo giờ Việt Nam), giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 12/2021 đứng ở mức 81,17 USD/thùng, tăng 2,36 USD/thùng trong phiên. Còn giá dầu Brent giao tháng 1/2022 đứng ở mức 82,39 USD/thùng, tăng 1,85 USD/thùng và đã tăng tới 1,02 USD/thùng so với cùng thời điểm ngày 5/11.
Các chuyên gia cho rằng, giá dầu ngày 6/11 tăng mạnh trong bối cảnh Nga và OPEC+ phớt lờ lời kêu gọi từ Mỹ và các quốc gia tiêu thụ dầu lớn khác nhằm kiềm chế tăng giá. Ngoài ra, giá dầu còn được thúc đẩy bởi đồng USD suy yếu và việc ngân hàng trung ương các nước tiếp tục duy trì chính sách hỗ trợ nền kinh tế phục cũng giúp cải thiện triển vọng nhu cầu tiêu thụ dầu thô.
Về vấn đề giá xăng dầu, tại họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 10/2021, ngày 6/11, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết, liên Bộ Công Thương - Tài chính đã linh hoạt, hiệu quả sử dụng quỹ bình ổn giá. Từ đầu năm đến nay, giá xăng dầu trên thế giới tăng 59,08 - 76,03%, tuy nhiên do Việt Nam sử dụng quỹ bình ổn, giá xăng dầu trong nước chỉ tăng 40,23 - 52,59%. Mặc dù đây vẫn là mức tăng rất cao và ảnh hưởng trực tiếp đến doanh nghiệp và người dân, nhưng đây cũng là sự cố gắng, nỗ lực của liên Bộ và Chính phủ. |