Khép lại tuần giao dịch, giá dầu hôm nay ghi nhận giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 12/2021 trên sàn New York Mercantile Exchanghe đứng ở mức 83,22 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent giao tháng 12/2021 đứng ở mức 84,45 USD/thùng.
Tại thị trường trong nước, hiện giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường như sau: Giá xăng E5 RON 92 không cao hơn 23.110 đồng/lít; giá xăng RON 95 không cao hơn 24.338 đồng/lít; giá dầu diesel 0.05S không cao hơn về 18.716 đồng/lít; giá dầu hỏa không cao hơn 17.637 đồng/lít; giá dầu mazut 180CST 3.5S không cao hơn 17.210 đồng/kg.
Trước đó, tính đến đầu giờ sáng ngày 28/10, theo giờ Việt Nam, trên sàn New York Mercantile Exchanghe, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 12/2021 đứng ở mức 81,91 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent giao tháng 12/2021 đứng ở mức 83,31 USD/thùng.
Giá dầu thô tăng do có những thông tin về gói hỗ trợ, kích thích kinh tế liên tục được phát đi cộng với tâm lý lạc quan của giới đầu tư trên thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, tính chung tuần thì cả dầu Brent và dầu WTI đều ghi nhận một tuần giảm giá sau khi chạm mức cao nhất trong nhiều năm vào hôm thứ Hai ngày 25/10.
Tại thị trường Mỹ, dự trữ dầu thô trong tuần kết thúc ngày 15/10 giảm, trái ngược với các dự báo tăng được đưa ra trước đó cũng là nhân tố thúc đẩy giá dầu hôm nay đi lên, bất chấp những nỗ lực hạ nhiệt tình trạng thiếu hụt năng lượng ở Trung Quốc và châu Âu.
Theo báo cáo hàng tuần từ Bộ Năng lượng Mỹ, dự trữ dầu thô của Mỹ tính đến ngày 22/10 đã tăng 4,3 triệu thùng, cao hơn nhiều mức dự báo tăng 1,9 triệu thùng. Các nhà sản xuất dầu thô đẩy mạnh để tăng sản lượng khai thác thêm 400.000 thùng/ngày.
Ở Trung Quốc đã cấp hạn ngạch nhập khẩu thêm hàng triệu tấn dầu thô cho các công ty trong nước và các công ty này đang đi tìm nguồn cung dầu thô giao trong tháng 11 và 12/2021 từ thị trường Mỹ. Trong khi đó một số các nước khác như Ấn Độ và châu Âu đang thiếu hụt nhiên liệu than và khi đốt dẫn đến chiều hướng chuyển sang sử dụng dầu diesel và dầu nhiên liệu.