Trên sàn New York Mercantile Exchanghe, sáng 18/2 (theo giờ Việt Nam), giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 3/2022 đứng ở mức 91,39 USD/thùng, giảm 0,37 USD/thùng trong phiên.
Nếu so với cùng thời điểm ngày 17/2, giá dầu WTI giao tháng 3/2022 đã tăng 0,30 USD/thùng.
Còn giá dầu Brent giao tháng 4/2022 đứng ở mức 92,62 USD/thùng, giảm 0,35 USD/thùng trong phiên nhưng đã tăng tới 1,49 USD so với cùng thời điểm ngày 17/2.
Phân tích của các chuyên gia, sau khi bật tăng mạnh vào cuối phiên 17/2 sau thông tin đã có đụng độ vũ trang ở miền Đông Ukraine, trong bối cảnh thị trường dầu thô ghi nhận khả năng Mỹ và Iran sớm đạt được thoả thuận hạt nhân, qua đó mở đường cho hoạt động xuất khẩu dầu của Iran được khôi phục trở lại là nguyên nhân khiến giá dầu ngày 18/2 có xu hướng giảm nhẹ.
Hàn Quốc cũng bắt đầu tiến hành đàm phán để nối lại hoạt động nhập khẩu dầu từ Iran.
Giá dầu hôm nay còn chịu áp lực giảm giá bởi đồng USD mạnh hơn trước khả năng Fed chuẩn bị cho đợt tăng lãi suất đầu tiên.
Ngoài ra, sự đi xuống của các thị trường chứng khoán trong bối cảnh căng thẳng xung quanh vấn đề Nga – Ukraine leo thang cũng tạo hiệu ứng tâm lý tiêu cực cho nhà đầu tư, dấy lên không ít lo ngại về triển vọng tiêu thụ dầu toàn cầu.
Thông tin kém tích cực về thị trường lao động Mỹ với số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu trong tuần tăng thêm 23.000 đơn lên 248.000 đơn cũng tạo tâm lý tiêu cực đối với thị trường dầu thô.
Trước đó, trong phiên giao dịch ngày 17/2, giá dầu thô đã có sự biến động mạnh, giằng co với 2 chiều hướng tăng – giảm khi thị trường chịu tác động mạnh bởi 2 yếu tố: Một là sự gia tăng căng thẳng Nga – Ukraine gia tăng hỗ trợ giá dầu tăng vọt, và hai là cuộc đàm phán hạt nhân Mỹ - Iran gây áp lực lên giá dầu.