Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

[Gia đình] Về nhà với mẹ… để mà lớn khôn!

Khánh An
Chia sẻ Zalo

Kinhtedoth- Chuẩn bị về hưu, mẹ tôi dự định dành thời gian để làm vườn, đi chơi thậm chí cả ở nước ngoài, và thăm mấy đứa cháu của mình.

Không nằm trong danh sách check-list của bà với những năm vàng son nhàn rỗi, mẹ đột nhiên không khỏe và cần người chăm sóc, theo dõi và nhắc nhở bà uống thuốc.
Khi ấy, tôi vừa nhận được một đề nghị vị trí tốt trong công việc, lương cao, nhưng bà cũng chỉ có hai chị em tôi. Những năm em gái ở quê gần như đã dành thanh xuân cho mẹ, đến giờ cô ấy cần phát triển một sự nghiệp nên cần tập trung học cao hơn. Không ai khác ngoài tôi cần phải lựa chọn chuyển cả gia đình “từ phố về quê” sống với mẹ. Sống chung với mẹ không giống như mỗi năm, tôi xách vali về ở với mẹ một vài ngày.

Ảnh minh họa.
Tôi chọn mùa Hè để về ở với mẹ, tiện thu xếp chuyện chuyển trường cho các con và hoạch định xem mình sẽ làm gì để tăng thu nhập. Một buổi sáng, bọn trẻ ăn sáng trong bếp, con gái nhỏ 5 tuổi phá vỡ sự im lặng bằng một câu nói: "Mẹ ơi con muốn uống nước!"

Tôi hầu như không nhìn lên, thản nhiên nói với con. “Con biết nó ở đâu. Con tự đi lấy nhé!”

“Nhưng con mệt quá! Chân con cũng bị đau”, con bé rên rỉ. Trước khi tôi có thể trả lời, mẹ tôi đã vội vàng chạy vào, "Để bà lấy nước cho nào!"
“Mẹ ơi! Con bé có thể tự lấy. Đừng phục vụ mãi thế!” - tôi nhăn nhó. Thế nhưng, mẹ tôi thở dài: "Hãy để mẹ làm điều này cho cháu gái trong khi mẹ vẫn còn có thể đi lại".

Mẹ tôi ngày càng sống khép kín, u buồn kể từ khi bố tôi mất hồi năm ngoái. Nỗi đau buồn ngày càng đè nặng, và bà dường như cam chịu tất cả nhưng bà mới chỉ 70 tuổi mà thôi. Vì vậy, đôi khi tôi vẫn mơ tưởng đến vị trí lương cao, cuộc sống tự do, sống với mẹ có lẽ là một điều đúng đắn nhất mà tôi từng quyết định. Và hơn nữa, nhiều phước lành lắm khi ở tuổi gần 40, tôi cảm thấy may mắn khi còn có mẹ ở bên và thực sự tận hưởng sự đồng hành của bà. Bà giúp tôi giữ bọn trẻ, khi tôi muốn hẹn hò cùng chồng mà không có con cái “quấy rối”; và quay trở lại thói quen tập luyện.

Trong khi đó, các con tôi sẽ giúp bà ngoại bước ra khỏi cái ghế bành bà hay ngồi ở góc nhà từ sáng đến khi lên giường ngủ. Mẹ tôi đắm chìm trong nguồn năng lượng ấm áp và tươi sáng từ các cháu, giúp bà phân tâm khỏi sự đau buồn hiện tại khi mất đi người bạn đời của mình. Các con tôi được hưởng lợi khi bà ngoại kiên nhẫn chơi với chúng, từ chơi Lego, chơi bài và mặc quần áo.

Sự hiện diện của mẹ còn nhắc nhở tôi thực thi những cách xưng hô hay những người bà con, hàng xóm mà tôi đã bỏ lại sau lưng quá lâu, chẳng hạn như chào hỏi và xưng hô với người này, người kia… Thú vị, lịch sử gia đình bắt đầu được nhen nhóm trong mỗi đứa trẻ trong gia đình, kể cả với vợ chồng tôi.

Tuy nhiên, sự sắp xếp này không phải là tất cả các phước lành. Nó cũng là cuộc chiến khi tôi là “kẻ xấu” còn mẹ tôi lại là người “tốt.” Nhiều món đồ chơi trong tay bọn trẻ là quà hối lộ. Trong một chuyến đi gần đây đến siêu thị, con trai tôi muốn thêm một con thú nhồi bông. Tiếng “không” đã chực chờ trong tôi, nhưng trước khi tôi quyết định, mẹ tôi đã quyết định và nói với cháu trai rằng bà sẽ mua nó cho thằng bé nếu chiều nay thằng bé đi cắt tóc.

Đặc biệt là vào các bữa ăn. Bà ấy thích bọn trẻ ăn uống vui vẻ. Bà ghét nhìn thấy tôi ép bọn trẻ ăn, bắt chúng ăn thêm rau hay một miếng trái cây trước khi có thể ăn thêm thứ chúng thích. “Bữa tối nên là một thời gian vui vẻ. Hãy để bọn trẻ thoải mái” - bà nói nhỏ với tôi, trong khi ánh mắt của tôi đã bắt đầu biến thành hình viên đạn.

Mẹ và con vốn cách nhau nhiều thế hệ, được hưởng thụ các nền giáo dục khác nhau. Chúng tôi vẫn phải tự đặt mình vào vị trí người đối diện để thấu hiểu và phải có sự thỏa hiệp. Chăm sóc mẹ mang đến cho tôi món quà bất ngờ là kết nối với mẹ tôi. Hai mẹ con cùng hẹn đến bệnh viện, đi cà phê, ăn tối, trò chuyện. Mẹ nói đi nói lại với tôi rằng mẹ biết ơn tôi, thậm chí còn bắt đầu gọi tôi là “thiên thần”. Hai mẹ con tôi đều hiểu rằng đây là những kỷ niệm - những trải nghiệm tôi sẽ trân trọng rất lâu sau khi mẹ tôi qua đời.