Giá heo hơi hôm nay 30/6/2021: 2 miền Bắc - Trung đi ngang, miền Nam tiếp tục giảm nhẹ

Minh Anh/Tieudung.vn
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Giá lợn hơi hôm nay 30/6, tại 2 miền Bắc - Trung đi ngang, trong khi miền Nam tiếp tục giảm nhẹ so với hôm qua. Hiện giá lợn hơi được thu mua trong khoảng 58.000 - 69.000 đồng/kg.

Giá lợn hơi tại miền Bắc
Cụ thể, tại tỉnh Thái Bình giá lợn hơi hôm nay ở mức cao nhất toàn miền 69.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Phú Thọ, Yên Bái, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Bắc Giang, Hưng Yên, Ninh Bình, Thái Nguyên, Hà Nam, Thái Bình, Nam Định giá lợn hơi ở mức 66.000 - 68.000 đồng/kg.
Còn tại tỉnh Lào Cai, Tuyên Quang giá lợn hôm nay được thu mua với mức thấp nhất toàn miền 64.000 đồng/kg.
Như vậy, giá lợn hơi hôm nay tại miền Bắc đang dao động trong khoảng từ 64.000 - 69.000 đồng/kg.
Giá heo hơi hôm nay 30/6/2021: 2 miền Bắc - Trung đi ngang, miền Nam tiếp tục giảm nhẹ. Ảnh minh họa. (Internet)

Giá lợn hơi tại miền Trung - Tây Nguyên
Cụ thể, tại tỉnh Quảng Bình giá lợn hơi hôm nay được thu mua với mức cao nhất toàn miền 69.000 đồng/kg.
Các địa phương như Thanh Hóa, Đắk Lắk, Hà Tĩnh, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Huế, Quảng Nam, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Ninh Thuận, Bình Thuận giá lợn hôm nay ở mức 67.000 - 68.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Bình Định, Nghệ An giá lợn hôm nay đang ở mức 60.000 đồng/kg và 66.000 đồng/kg.
Như vậy, giá lợn hơi hôm nay tại miền Trung - Tây Nguyên dao động trong khoảng từ 60.000 - 69.000 đồng/kg.
Giá lợn hơi tại miền Nam
Cụ thể, tại tỉnh Bình Phước giá lợn hơi hôm nay giảm nhẹ 1.000 đồng/kg xuống mức 67.000 đồng/kg.
Các địa phương còn lại không thay đổi so với hôm qua. Tại tỉnh Bình Dương, Tây Ninh, An Giang, Cần Thơ, Vũng Tàu giá lợn hôm nay ở mức 68.000 - 69.000 đồng/kg.
Tại TP Hồ Chí Minh, Hậu Giang, Tiền Giang giá lợn hơi hôm nay được thu mua với mức 66.000 đồng/kg và 67.000 đồng/kg.
Tại thủ phủ chăn nuôi tỉnh Đồng Nai, Hậu Giang, Sóc Trăng giá lợn hôm nay đang ở mức 60.000 - 62.000 đồng/kg.
Còn tại tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Bến Tre, Vĩnh Long, Đồng Tháp giá lợn hơi hôm nay được thu mua với mức thấp nhất cả nước 58.000 - 59.000 đồng/kg.
Như vậy, giá lợn hơi hôm nay tại miền Nam dao động trong khoảng từ 58.000 - 69.000 đồng/kg.
Đưa thức ăn chăn nuôi vào mặt hàng bình ổn giá?
Theo ông Nguyễn Kim Đoán - Phó Chủ tịch Hiệp hội chăn nuôi Đồng Nai, thực tế, giá lợn hơi tại Đồng Nai đã giảm xuống mức 60.000 đồng/kg.
Trung Quốc có thể đối mặt với khủng hoảng dư cung khiến giá lợn hơi nhiều nước, trong đó có Việt Nam lao dốc theo đà giảm của thị trường sản xuất thịt lợn lớn nhất thế giới này.
Giá thịt lợn hơi giảm trong khi giá thức ăn chăn nuôi liên tục tăng chóng mặt trong nhiều tháng qua, khiến không ít nông dân thua lỗ, phải bỏ chuồng.
Tính từ lần tăng giá đầu tiên tại thời điểm cuối năm 2020 đến nay, giá thức ăn chăn nuôi thành phẩm trong nước đã tăng 7 đợt từ 250.000 đồng lên 320.000 đồng/bao (loại 25kg). Gần như tháng nào cũng có một đợt tăng giá. Trong khi đó, giá sản phẩm chăn nuôi lại không tăng. Do đó, nhiều trang trại, nông hộ chỉ dám chăn nuôi cầm chừng, không dám tăng đàn trong thời gian này.
Các chuyên gia nhận định, việc giá nguyên liệu đầu vào cho sản xuất trên thị trường thế giới tăng cao, gây áp lực rất lớn đến mặt bằng giá cả trong nước, nếu các mặt hàng nông nghiệp chủ đạo như gạo, thịt lợn, thịt gia cầm, thủy hải sản không giảm, sẽ gây áp lực rất lớn đến chỉ số giá tiêu dùng, tác động mạnh đến đời sống của người dân cũng như hoạt động sản xuất - kinh doanh của cả nền kinh tế.
Đáng chú ý, việc giá thức ăn chăn nuôi tăng mạnh, khiến giá thành tăng và làm giảm sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp trên thị trường khiến sản xuất nông nghiệp cũng đang chịu áp lực rất lớn. Ông Dương Mạnh Hùng - Vụ trưởng Vụ Thống kê Nông, lâm nghiệp và thủy sản (Tổng cục Thống kê) - cho biết, hiện chúng tôi đang đề xuất kiểm soát và bình ổn giá thức ăn chăn nuôi cho gia súc, gia cầm và thủy sản.
Cụ thể, các cơ quan hữu quan cần khẩn trương rà soát và điều chỉnh thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng đối với nguyên liệu chế biến thức ăn chăn nuôi và thức ăn chăn nuôi; khuyến khích doanh nghiệp nội địa tham gia thị trường sản xuất thức ăn chăn nuôi để giảm độc quyền và hành động "làm giá" của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Đồng thời, đề nghị Bộ NN&PTNT cần phối hợp với các bộ, ngành liên quan vào cuộc thanh tra, kiểm tra và kiểm toán về hạch toán giá thành sản xuất thức ăn chăn nuôi và tỷ lệ lợi nhuận. Phải xác định xem yếu tố nào là nguyên nhân chính khiến giá thành thức ăn chăn nuôi cao, qua đó xem xét việc áp giá trần và xác định mức giá trần đối với giá thức ăn chăn nuôi; kiểm soát chặt chẽ việc kê khai giá và niêm yết giá của các công ty chế biến thức ăn chăn nuôi và các cửa hàng bán thức ăn chăn nuôi, do thức ăn chăn nuôi thuộc Danh mục mặt hàng bắt buộc kê khai giá theo Nghị định số 177/2013/NĐ-CP. Bên cạnh đó, cần xem xét việc đưa nhóm hàng thức ăn chăn nuôi vào danh sách các mặt hàng bình ổn giá thay cho nhóm sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật.
Các chuyên gia cũng cho rằng, để ngành chăn nuôi nội địa nâng sức cạnh tranh, mang lại lợi nhuận tốt cho các nhà chăn nuôi thì việc hạ giá thành thức ăn chăn nuôi, tránh phụ thuộc quá nhiều vào nguồn nguyên liệu và thức ăn chăn nuôi ngoại nhập là điều cực kỳ quan trọng. Nếu không giải quyết được bài toán này thì những khó khăn của người chăn nuôi sẽ còn tiếp diễn.