Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Giá heo hơi hôm nay 30/7/2023: Dao động từ 57.000 - 62.000 đồng/kg

Minh Anh
Chia sẻ Zalo

Tuần qua, giá heo hơi trên cả 3 miền giảm 1.000 - 5.000 đồng/kg, hiện được thu mua trong khoảng 57.000 - 62.000 đồng/kg.

Giá heo hơi hôm nay tại miền Bắc

Cụ thể, tại tỉnh Thái Nguyên, Thái Bình, Hà Nội heo hơi đang được thương lái thu mua với mức 62.000 đồng/kg.

Còn tại tỉnh Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai, Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, Bắc Giang, Hưng Yên, Ninh Bình, Hà Nam, Nam Định ở mức thấp hơn 61.000 đồng/kg.

Như vậy, giá heo hơi hôm nay tại miền Bắc đang dao động trong khoảng từ 61.000 - 62.000 đồng/kg.  

Giá heo hơi hôm nay 30/7/2023: Dao động từ 57.000 - 62.000 đồng/kg. Ảnh: Công Thắng  
Giá heo hơi hôm nay 30/7/2023: Dao động từ 57.000 - 62.000 đồng/kg. Ảnh: Công Thắng  

Giá heo hơi tại miền Trung - Tây Nguyên

Cụ thể, tại tỉnh Thanh Hóa giá heo hôm nay ở mức cao nhất toàn miền 61.000 đồng/kg.

Cùng được thương lái thu mua với mức 60.000 đồng/kg là tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hòa, Lâm Đồng. Còn heo hơi tỉnh Đắk Lắk, Ninh Thuận, Bình Thuận đạt mức thấp hơn 59.000 đồng/kg.

Như vậy, giá heo hơi hôm nay tại miền Trung - Tây Nguyên đang dao động trong khoảng từ 59.000 - 61.000 đồng/kg.

Giá heo hơi tại miền Nam 

Cụ thể, các địa phương như Đồng Nai, Đồng Tháp, Cà Mau, Vũng Tàu, Bạc Liêu giá heo hôm nay đạt mức 60.000 đồng/kg.

Tại tỉnh Bình Phước, TP Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Long An, Kiên Giang, Bình Dương, An Giang, Vĩnh Long, Hậu Giang, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng được thu mua với mức 58.000 - 59.000 đồng/kg.

Còn tại tỉnh Cần Thơ giá heo hôm nay đang ở mức thấp nhất cả nước 57.000 đồng/kg.

Như vậy, giá heo hơi hôm nay tại miền Nam dao động trong khoảng từ 57.000 - 60.000 đồng/kg.

Gần 1.600 con heo phải tiêu hủy vì dịch tả heo Châu Phi

Theo báo cáo của Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Lạng Sơn, trong quý I/2023, bệnh dịch tả heo Châu Phi chỉ xảy ra tại xã Đồng Ý, huyện Bắc Sơn.

Tuy nhiên, đến trung tuần tháng 5 và tháng 6/2023, dịch bệnh đã bùng phát mạnh và có chiều hướng lan rộng. Đến hết ngày 20/7, bệnh dịch đã phát sinh tại 7/11 huyện, thành phố với tổng số gần 1.600 con heo phải tiêu hủy, trọng lượng hơn 81 tấn.

Huyện Tràng Định là địa phương có số lượng heo ốm chết và buộc phải tiêu hủy nhiều nhất trong tỉnh Lạng Sơn. Từ một ổ dịch đầu tiên tại xã Đại Đồng, đến nay bệnh dịch tả heo Châu Phi đã xảy ra tại 40 thôn trên 10 xã, thị trấn của huyện Tràng Định, với tổng số 890 con bị bệnh phải tiêu hủy.

Theo bà Nông Thị Kim Oanh, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tràng Định, “hiện, trên địa bàn huyện Tràng Định, dịch bệnh vẫn đang tiếp tục xảy ra ở một số xã có ổ dịch cũ mà đã phát sinh. Chúng tôi đã và đang tiếp tục phối hợp tăng cường công tác tuyên truyền đến bà con về các biện pháp phòng chống dịch. Để khắc phục phần nào những thiệt hại cho người dân bị ảnh hưởng, chúng tôi đã đề xuất cấp trên xem xét, hỗ trợ một phần kinh phí cho các hộ mà có heo bị tiêu hủy, giúp người dân phần nào ổn định đời sống”.

Gia đình chị Lục Thị Biển là hộ đầu tiên trên địa bàn huyện Tràng Định xảy ra dịch bệnh tả heo Châu Phi vào đầu tháng 5 năm nay. Sau khi đàn heo phát bệnh, gia đình chị đã phải tiêu hủy 20 con heo thịt và heo nái. Hiện nay, toàn bộ 9 chuồng nuôi của nhà chị chỉ còn lại 4 con.

Trước đó, năm 2019, chị Biển cũng đã phải tiêu hủy đàn heo nhà mình, với trọng lượng hơn 1 tấn cũng do dịch tả heo Châu Phi.

“Mặc dù gia đình đã rắc vôi bột, phun thuốc tiêu độc khử trùng tại chuồng nuôi theo đúng quy trình, nhưng chị vẫn không khỏi lo lắng với tình hình dịch bệnh diễn biễn phức tạp như hiện nay thì không biết bao giờ gia đình mới có thể tái đàn trở lại”, chị Biển chia sẻ.

Đến thời điểm hiện nay, tỉnh Lạng Sơn còn 24 ổ dịch ở 77 thôn của 6 huyện Bình Gia, Cao Lộc, Lộc Bình, Tràng Định, Văn Lãng, Văn Quan có dịch chưa qua 21 ngày với tổng số heo mắc bệnh ốm chết, buộc phải tiêu hủy hơn 1.110 con. Trong đó có huyện Tràng Định, huyện Lộc Bình phải tiêu hủy nhiều nhất, chiếm 80% toàn tỉnh.

Theo ông Nguyễn Nam Hùng, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Lạng Sơn, nguyên nhân dân đến tình trạng bệnh dịch tả heo Châu Phi bùng phát trở lại là do các ổ dịch cũ mầm bệnh vẫn còn tồn tại trong môi trường, khi gặp điều kiện thời tiết thay đổi, sức đề kháng của vật nuôi giảm làm phát sinh dịch bệnh. Chăn nuôi trên địa bàn chủ yếu là chăn nuôi nông hộ, nhỏ lẻ, tái đàn bằng những con giống không rõ nguồn gốc, không đảm bảo an toàn dịch bệnh.

Bên cạnh đó, một số xã không có nhân viên thú y nên gặp khó khăn trong công tác giám sát phát hiện bệnh và hướng dẫn các biện pháp phòng chống dịch. Khi heo bị mắc bệnh, một số hộ chăn nuôi đã giấu dịch, tự tiêu hủy, bán chạy hoặc giết mổ heo để tiêu thụ, xả thải trực tiếp ra môi trường xung quanh làm lây lan dịch bệnh…