Giá heo hơi ngày 23/2/2023: Biến động trên cả 3 miền

Minh Anh (Tổng hợp)
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Ghi nhận giá heo hơi ngày 23/2, trên cả 3 miền biến động từ 1.000 - 2.000 đồng/kg so với hôm qua. Hiện giá heo hơi được thu mua trong khoảng 48.000 - 53.000 đồng/kg.

Giá heo hơi tại miền Bắc

Cụ thể, tại tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc giá heo hơi đồng loạt giảm 1.000 đồng/kg xuống mức 49.000 đồng/kg.

Tương tự, tỉnh Tuyên Quang, Nam Định giá heo hơi cũng giảm 1.000 đồng/kg xuống 50.000 đồng/kg.

Các địa phương còn lại không thay đổi. Tại tỉnh Yên Bái, Lào Cai, Hà Nội, Ninh Bình, Thái Nguyên, Bắc Giang, Hưng Yên, Thái Bình giá heo hơi ở 50.000 - 51.000 đồng/kg.

Còn tại tỉnh Hà Nam giá heo hơi ở mức thấp nhất toàn miền 49.000 đồng/kg.

Như vậy, giá heo hơi hôm nay tại miền Bắc đang dao động trong khoảng từ 49.000 - 51.000 đồng/kg. 

Giá heo hơi ngày 23/2/2023: Biến động trên cả 3 miền - Ảnh 1

Giá heo hơi ngày 23/2/2023: Biến động từ 1.000 - 2.000 đồng/kg. Ảnh: Công Thắng

Giá heo hơi tại miền Trung - Tây Nguyên

Cụ thể, tại tỉnh Lâm Đồng giá heo hơi bất ngờ tăng 1.000 đồng/kg lên mức 53.000 đồng/kg.

Ngược lại, tại tỉnh Thanh Hóa giá heo hơi lại báo giảm 1.000 đồng/kg xuống 49.000 đồng/kg.

Các địa phương như Đắk Lắk, Quảng Bình, Quảng Trị, Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận giá heo hơi đi ngang, hiện được thu mua với mức 50.000 - 51.000 đồng/kg.

Tại tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh giá heo hơi ở mức 48.000 đồng/kg và 49.000 đồng/kg.

Như vậy, giá heo hơi hôm nay tại miền Trung - Tây Nguyên đang dao động trong khoảng từ 48.000 - 53.000 đồng/kg.

Giá heo hơi tại miền Nam 

Cụ thể, tại tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu giá heo hơi báo tăng 2.000 đồng/kg lên 53.000 đồng/kg. Tỉnh Đồng Nai giá heo tăng nhẹ 1.000 đồng/kg lên mức 52.000 đồng/kg.

Còn tại tỉnh Vĩnh Long, Đồng Tháp giá heo hơi đồng loạt giảm 1.000 đồng/kg xuống mức 51.000 đồng/kg và 52.000 đồng/kg.

Các địa phương còn lại không thay đổi so với hôm qua. Tại tỉnh Cà Mau, Kiên Giang, Hậu Giang, Cần Thơ, An Giang, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Bạc Liêu giá heo hơi ở mức 52.000 - 53.000 đồng/kg.

Tại tỉnh Bình Phước, TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Sóc Trăng, Tây Ninh giá heo hơi được thu mua với mức 50.000 - 51.000 đồng/kg.

Như vậy, giá heo hơi hôm nay tại miền Nam dao động trong khoảng từ 50.000 - 53.000 đồng/kg.

Theo Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), từ đầu năm 2023 đến nay, tình hình chăn nuôi trên địa bàn cả nước phát triển tốt, ước tổng đàn heo đạt hơn 28,6 triệu con, tăng khoảng 10,4% so với cùng thời điểm năm 2022. Nguồn cung thịt heo hồi phục tốt trong thời gian qua khiến giá heo giảm.

Trước tình hình này, ngành Nông nghiệp khuyến cáo nông dân cần chuẩn bị sẵn sàng chuồng trại, con giống và theo dõi sát sao tín hiệu của thị trường khi giá heo hơi có chiều hướng tăng lên sẽ có kế hoạch tái đàn, tăng đàn phù hợp gắn với các biện pháp phòng chống dịch bệnh an toàn, hiệu quả.

Theo ông Nguyễn Trọng Long, Giám đốc Hợp tác xã Hoàng Long, huyện Thanh Oai (Hà Nội ), để tiết kiệm chi phí sản xuất, người chăn nuôi cần chủ động nguồn thức ăn có sẵn tại địa phương như ngô, lúa, các phụ phẩm nông nghiệp khác để giảm nguồn thức ăn chăn nuôi công nghiệp trong bối cảnh giá thức ăn chăn nuôi công nghiệp liên tục leo thang như hiện nay...

Cùng với đó các ngành chức năng cần có chính sách hỗ trợ các trang trại, doanh nghiệp, hợp tác xã chăn nuôi về vốn với lãi suất ưu đãi để duy trì tổng đàn, bảo đảm nguồn cung trong mọi tình huống.

Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội Tạ Văn Tường cho biết, để ổn định nguồn cung chăn nuôi, Hà Nội tập trung phát triển chăn nuôi theo quy hoạch, ứng dụng công nghệ cao, gắn sơ chế và chế biến sâu. Cùng với đó, Hà Nội tập trung sản xuất con giống và hợp tác chăn nuôi thương phẩm với các tỉnh; đẩy mạnh xây dựng liên kết chuỗi bảo đảm an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh; thu hút các doanh nghiệp đầu tư chăn nuôi, chế biến, giết mổ. Các hộ chăn nuôi liên kết với hợp tác xã để sản xuất theo nhu cầu thị trường, giảm bớt khâu trung gian trong chuỗi cung ứng thực phẩm từ trang trại tới bàn ăn, bảo đảm các bên cùng có lợi.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến cho rằng, thời gian tới, giải pháp thị trường chính là động lực để tháo gỡ khó khăn và duy trì tăng trưởng của ngành chăn nuôi. Các địa phương cần hỗ trợ người chăn nuôi trong xúc tiến thương mại, tập trung phát triển chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học, xây dựng thương hiệu, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước, tháo gỡ khó khăn hàng rào kỹ thuật và mở rộng thị trường xuất khẩu.

Bên cạnh đó, các địa phương cần thực hiện công tác chuyển đổi số về lĩnh vực chăn nuôi, xây dựng cơ sở dữ liệu thức ăn chăn nuôi, cơ sở chăn nuôi cập nhật vào hệ thống dữ liệu quốc gia để tăng cường xúc tiến thương mại, nâng cao giá trị gia tăng và tăng sức cạnh tranh của sản phẩm trong chăn nuôi; thường xuyên cập nhật thông tin về thị trường, giá thức ăn, giá thành sản phẩm chăn nuôi, giúp người chăn nuôi nắm bắt biến động của thị trường, từ đó điều chỉnh kế hoạch sản xuất phù hợp, hiệu quả...