Giá lợn hơi tại miền Bắc
Cụ thể, toàn miền có duy nhất tỉnh Hưng Yên giá lợn hơi báo giảm 2.000 đồng/kg xuống mức 66.000 đồng/kg.
Các địa phương còn lại không thay đỏi so với hôm qua. Tại tỉnh giá lợn hơi được thu mua với mức cao nhất toàn miền 70.000 dồng/kg.
Còn tại tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Ninh Bình, Tuyên Quang, Yên Bái, Hà Nội, Nam Định, Thái Nguyên, Lào Cai, Bắc Giang, Hà Nam giá lợn hơi hôm nay đang ở mức 66.000 - 68.000 đồng/kg.
Như vậy, giá lợn hơi hôm nay tại miền Bắc đang dao động trong khoảng từ 66.000 - 70.000 đồng/kg.
Giá lợn hơi tại miền Trung - Tây Nguyên
Cụ thể, tại tỉnh Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Ninh Thuận, Bình Thuận giá lợn hơi hôm nay ở mức 70.000 - 71.000 đồng/kg.
Còn tại tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Đắk Lắk, Quảng Nam, Bình Định giá lợn hơi được thu mua với mức thấp hơn 67.000 - 69.000 đồng/kg.
Như vậy, giá lợn hơi hôm nay tại miền Trung - Tây Nguyên đang dao động trong khoảng từ 67.000 - 71.000 đồng/kg.
Giá lợn hơi tại miền Nam
Cụ thể tại tỉnh Bình Phước, Đồng Nai, TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bạc Liêu, Vĩnh Long, Tây Ninh, Cần Thơ, Đồng Tháp, Trà Vinh, An Giang, Hậu Giang, Kiên Giang, Cà Mau, Sóc Trăng, Bến Tre, Tiền Giang, Vũng Tàu giá lợn hơi hôm nay được thu mua với mức 70.000 - 72.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Long An giá lợn hơi hôm nay đang ở mức thấp nhất toàn miền 69.000 đồng/kg.
Như vậy, giá lợn hơi hôm nay tại miền Nam đang dao động trong khoảng từ 69.000 - 72.000 đồng/kg.
Ông Nguyễn Văn Hoàng - Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Chăn nuôi và Nông nghiệp Thạnh Lợi, xã Thạnh Lợi, huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Cần Thơ, cho biết: "Hiện tại giá lợn hơi trên thị trường dao động ở mức 7,4 triệu đồng/con (100kg), trong khi giá con giống từ 2,5-3 triệu đồng/con, giá thức ăn, thuốc thú y cũng khá cao nếu không may gặp rủi ro do dịch bệnh hoặc giá lợn sụt giảm người chăn nuôi chúng tôi đã khó lại càng thêm khó. Vì thế, hiện nay việc tái đàn lợn phục vụ thị trường Tết chủ yếu do bà con tự sản xuất con giống nên số lượng không nhiều. Nếu như trước đây có hộ nuôi từ 300-500 con lợn thì nay thu hẹp lại chỉ nuôi từ 50-150 con".
Các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ cũng thận trọng khi tái đàn và cân nhắc việc tăng số lượng đàn lợn phục vụ thị trường Tết Nguyên đán. Anh Nguyễn Bắc Hải, ấp E1, xã Thạnh An đang nuôi 4 con lợn sinh sản và 20 con lợn thịt. Trước đây, trong chuồng nhà anh lúc nào cũng duy trì đàn lợn hơn 60 con lớn nhỏ. Nhưng sau đợt dịch tả lợn châu Phi năm 2019, anh chỉ nuôi theo kiểu cầm chừng. Mặc dù từ đầu năm đến nay giá lợn hơi luôn ở mức cao, anh cũng đã xuất bán được 3 đợt thu được lợi nhuận khá, nhưng anh chưa thể tăng tổng đàn, một phần vì thiếu vốn, một phần vì nguy cơ dịch bệnh có thể tái bùng phát bất cứ lúc nào. Và điều quan trọng nhất đối với anh hiện nay là làm sao chăm sóc đàn lợn đảm bảo an toàn.
"Trong chăn nuôi điều mà bà con chúng tôi lo lắng nhất là dịch bệnh, nhất là bệnh dịch tả lợn châu Phi chưa có vaccine phòng ngừa và thuốc đặc trị. Vì thế chúng tôi không khỏi lo lắng, nhất là thời gian tới bước vào mùa đông, tiết trời lạnh, sức đề kháng lợn kém nên dịch bệnh rất dễ xâm nhập" - anh Hải lo lắng.
Theo Cục Thú y (Bộ NN&PTNT), từ đầu năm đến ngày 10/11, cả nước xảy ra 1.321 ổ dịch tả lợn châu Phi; trong đó, có 458 ổ dịch xảy ra từ cuối năm 2019 và kéo dài sang năm 2020, 27 ổ dịch phát sinh mới và 836 ổ dịch tái phát tại 300 huyện thuộc 50 tỉnh, thành phố. Tổng số lợn tiêu hủy là 73.615 con, tổng trọng lượng khoảng 3.680 tấn. Tổng số tiền đã chi từ ngân sách nhà nước để thực hiện chính sách phòng, chống bệnh Dịch tả lợn châu Phi đạt hơn 13.000 tỷ đồng.
Thực hiện Kế hoạch quốc gia phòng, chống bệnh Dịch tả lợn châu Phi giai đoạn 2020 - 2025, các địa phương sẽ chủ động giám sát, phát hiện sớm, cảnh báo, thực hiện hiệu quả các biện pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn châu Phi; tổ chức chăn nuôi an toàn sinh học nhằm giảm thiểu tổn thất về kinh tế, hạn chế tác động xấu của giá thịt lợn đến chỉ số giá tiêu dùng, môi trường.