Giá lợn hơi tại miền Bắc
Cụ thể, tại tỉnh Thái Bình giá lợn hôm nay (27/6) ở mức cao nhất toàn miền 69.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Yên Bái, Thái Nguyên, Hà Nội, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình, Hà Nam, Vĩnh Phúc giá lợn hơi hôm nay ở mức 67.000 - 68.000 đồng/kg.
Còn tại tỉnh Lào Cai, Tuyên Quang, Bắc Giang, Phú Thọ giá lợn hơi hôm nay được thu mua với mức 64.000 - 66.000 đồng/kg.
Như vậy, giá lợn hơi hôm nay tại miền Bắc đang dao động trong khoảng từ 64.000 - 69.000 đồng/kg.
Giá lợn hơi tại miền Trung - Tây Nguyên
Cụ thể, tại tỉnh Quảng Trị, Huế, Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Lâm Đồng giá lợn hôm nay được thu mua với mức 68.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Nam, Ninh Thuận, Đắk Lắk, Hà Tĩnh, Bình Thuận giá lợn hôm nay ở mức 66.000 - 67.000 đồng/kg.
Còn tại tỉnh Bình Định giá lợn hơi hôm nay được thu mua với mức thấp 63.000 đồng/kg.
Như vậy, giá lợn hơi hôm nay tại miền Trung - Tây Nguyên dao động trong khoảng từ 63.000 - 68.000 đồng/kg.
Giá lợn hơi tại miền Nam
Cụ thể, tại tỉnh Bình Dương, Long An, Tây Ninh, An Giang, Cần Thơ, Hậu Giang, Vũng Tàu giá lợn hôm nay ở mức 68.000 - 69.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Tiền Giang, TP Hồ Chí Minh, Kiên Giang giá lợn hôm nay ở mức lần lượt 61.000 đồng/kg, 66.000 đồng/kg và 67.000 đồng/kg.
Còn tại tỉnh Đồng Tháp, Vĩnh Long, Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Bến Tre giá lợn hơi hôm nay được thu mua với mức thấp nhất cả nước 58.000 - 59.000 đồng/kg.
Như vậy, giá lợn hơi hôm nay tại miền Nam dao động trong khoảng từ 58.000 - 69.000 đồng/kg.
Theo ông Bùi Tuấn Khải - Chủ tịch Hội Chăn nuôi Hà Nội, người chăn nuôi lợn hiện đang phải đối diện cùng lúc nhiều thách thức. Giá lợn hơi liên tục giảm một phần do ảnh hưởng dịch Covid-19, thời gian qua khi các bếp ăn tập thể, nhà hàng... dừng hoạt động khiến sức tiêu thụ giảm.
Dịch Covid-19 cũng ảnh hưởng tới việc nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi, nên đẩy giá cám lên cao. Theo ông Bùi Tuấn Khải, mặc dù khó khăn này chỉ là tạm thời, nhưng điều đó sẽ ảnh hưởng tới quá trình chăn nuôi, làm chậm lại nỗ lực khôi phục đàn lợn.
Theo đánh giá của các chuyên gia, việc người chăn nuôi thận trọng trong việc tái đàn có thể giúp thị trường trở nên cân bằng ở thời điểm hiện tại, giúp cho doanh nghiệp quản lý tốt hơn vấn đề tài chính. Tuy nhiên, nếu tình trạng này tiếp tục kéo dài sẽ dẫn tới việc thiếu hụt nguồn cung vào thời gian tới. Do đó, người chăn nuôi cần chủ động thay đổi phương thức kinh doanh, ứng dụng công nghệ để giảm chi phí sản xuất, chăn nuôi theo chuỗi. Khi dịch COVID-19 ổn định, nhu cầu về thực phẩm cho các ngành chế biến, các nhà hàng, bếp ăn sẽ rất lớn.
Theo báo cáo từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), 5 tháng đầu năm 2021, đàn gia súc, gia cầm được phục hồi và phát triển ổn định. Trong đó, đàn lợn tăng 11,8% so với cùng kỳ năm trước, phấn đấu sản lượng thịt hơi các loại đạt 5,7 triệu tấn trong năm 2021.